Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 47/c




THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (IV)
                         ĐẠI CHÚNG
--------------------------


PHẦN V: THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
                                                         A. Anhxtanh
“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad


CHƯƠNG VII: HÚT - ĐẨY

“Lực hút cũng như lực đẩy, là thuộc tính cơ bản của vật chất.”
“Hấp dẫn cần phải được gây ra bởi một tác nhân thường xuyên tác động theo một qui luật nào đó, nhưng tác nhân này là vật chất hay phi vật chất thì tôi xin dành cho bạn đọc suy nghĩ.”
Niutơn


(tiếp theo)
Vào năm 1933, khi phân tích những dữ kiện lý thuyết và thực nghiệm, nhà vật lý học Yakawa, người Nhật, đã có một ý niệm về bản chất lực hạt nhân. Theo ông, lượng tử liên kết trong hạt nhân nguyên tử là một hạt vật chất nào đó mà ông gọi là mêzôn. Các hạt trong hạt nhân phải trao đổi các hạt này để sinh ra những lực khổng lồ tác động ở khoảng cách nhỏ và chỉ tồn tại trong lòng hạt nhân nguyên tử. Để thực hiện được sự trao đổi sinh ra lực hạt nhân giữa hai hạt nuclôn (tên gọi chung của prôtôn và nơtrôn), phải có ba loại mêzôn là mêzôn âm, mêzôn dương và mêzôn trung tính. Mêzôn âm và mêzôn dương chịu trách nhiệm trao đổi lực qua nơtrôn và prôtôn (hoặc nơtrôn phát ra một mêzôn âm, trở thành prôtôn, prôtôn nhận mêzôn này trở thành nơtrôn, hoặc prôtôn phát ra một mêzôn dương, trở thành nơtrôn, nơtrôn nhận mêzôn này trở thành prôtôn). Mêzôn trung tính chịu trách nhiệm trao đổi lực giữa hai hạt nuclôn cùng loại (giữa prôtôn với prôtôn hay giữa nơtrôn với nơtrôn). Cho đến năm 1948 các nhà vật lý mới phát hiện ra ba mêzôn này và gọi chúng là mêzôn âm, mêzôn dương, mêzôn trung tính. Khối lượng của mêzôn gấp 273 lần khối lượng của điện tử.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

NGÔN & LUẬN 4





TIỂU LUẬN góp ý cho NƯỚC: ĐẢNG PHÁI

-Nhà nước xuất hiện là một yêu cầu tự nhiên, nhằm gắn kết xã hội, làm cho xã hội duy trì hoạt động một cách bình ổn, trôi chảy.  Nhiệm vụ hàng đầu,nguyên thủy, chân chính của nhà nước là làm theo phù hợp với đòi hỏi của Đại Chúng, giúp cho Đại Chúng sống no đủ, hạnh phúc, tức là làm sao cho xã hội ngày một vững mạnh, hay nói chung qui lại là làm sao cho ngày càng dân giàu-nước mạnh, phù hợp với nguyện vọng của Đại Chúng. Như vậy, nhà nước xuất hiện đầu tiên là  để trị an xã hội nói chung chứ không phải để triệt tiêu một xã hội phân tầng giai cấp nào.
-Đảm bảo cuộc sống tối ưu cho Đại Chúng là nhiệm vụ hợp lẽ tự nhiên của nhà nước, phù hợp với ước nguyện của Đại Chúng mọi thời, nhưng ngay từ thời xa xưa tới nay, chưa có một nhà nước nào thực hiện được một cách hoàn thiện nhiệm vụ đó của mình, làm cho xã hội nào cũng còn tồn tại bất công, bất hạnh (trừ xã hội cộng sản nguyên thủy!), Đại Chúng vẫn phải trải qua muôn vàn đói khổ, đau thương. Có như thế là vì gồm hai nguyên nhân (tự nhiên và nhân tạo) gây ra, trong đó nguyên nhân nhân tạo là lòng tham mù quáng cũng như sự khao khát quyền lực ở mỗi con người đã sớm lũng đoạn nhà nước, làm cho nó vô tình có thêm nhiệm vụ mà từ xưa tới nay mọi người vẫn tưởng là nhiệm vụ chính, đó là duy trì chế độ hiện hành, ưu tiên bênh vực quyền lợi của tầng lớp thống trị. 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 47/b




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG VII: HÚT - ĐẨY

"Lực hút cũng như lực đẩy, là thuộc tính cơ bản của vật chất".
"Hấp dẫn cần phải được gây ra bởi một tác nhân thường xuyên tác động theo một qui luật nào đó, nhưng tác nhân này là vật chất hay phi vật chất thì tôi xin dành cho bạn đọc suy nghĩ"
Niutơn

(tiếp theo)
Ở đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, như chúng ta quan niệm, tương tác giữa hạt là tương tác cảm ứng kích thích KG. Vì, cũng theo chúng ta quan niệm, tương tác ấy là nguồn gốc, là dạng nguyên thủy của mọi tương tác, cho nên phải suy ra từ đó được hằng số hấp dẫn G.
Khi có một hạt  cảm ứng kích thích một hạt , chúng ta nói rằng hai hạt KG ấy tương tác cảm ứng kích thích nhau. Vì hai hạt ấy được thấy như cùng tác động làm cho nhau di dời vị trí nên có thể coi tương tác của chúng là tương tác lực. Trong hình dung có thể thấy khi hạt nỗ lực kéo hạt  “về” vị trí của nó và đồng thời “đến” chiếm chỗ hạt , thì cùng lúc hạt cũng nỗ lực hành động như vậy đối với hạt . Trong Vũ Trụ vĩ mô, chúng ta cho rằng hai vật hình khối cầu bằng nhau, tương tác hấp dẫn nhau mạnh nhất khi tâm của chúng nằm ngay trên bề mặt của nhau, nghĩa là khoảng cách tâm của chúng đúng bằng bán kính của chúng, vì có khả năng lúc đó, tác động phản lực của sự phát xạ là mạnh nhất. Trong trường hợp hai hạt KG và  tương tác cảm ứng kích thích có lẽ cũng phải như vậy. Nếu gọi khối lượng của chúng là mo, đường kính của chúng là do thì lực cảm ứng kích thích của mỗi hạt đối với nhau là:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>