Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Những ngày và cái Tết đầu tiên ở Quế Lâm - Hoàng Anh

Còn hơn một tháng nữa là đúng kỉ niệm 48 năm ngày lần đầu tiên xa tổ quốc (05/1/1967- 05/1/ 2015), mình đưa bài này lên để chia sẻ với các thầy cô, các bạn TSQ Trường Nguyễn Văn Trỗi:








Những ngày và cái Tết đầu tiên ở Quế Lâm



(Mến tặng Duy Đảo, Lê Quý, Lê Anh Tuấn, Toàn Thắng, Văn Nam và K6 yêu quí)


Hoàng Anh

Nguyễn Hoàng Anh


Hoàng Anh
0908 414 218, hoanganhngtk115@yahoo.com.vn
SG

1972

05/2014


Sáng sớm ngày 05 tháng 1 năm 1967 Chúng tôi tập trung tại một địa điểm tại đường Hoàng Diệu , sau khi đọc tên điểm danh từng người theo từng đơn vị, mỗi lớp bắt đầu thứ tự lên ôtô, đoàn xe ca quân đội chở qua một loạt phố rất quen thuộc với mỗi đứa đưa tất cả đến một chỗ thứ 2, đó là trường Ngô Sĩ Liên, một ngôi trường trong nội thành Hà Nội, gần ga Hàng Cỏ. Các thầy phổ biến cho chúng tôi nhiều thứ nhưng tôi chỉ nhớ là đang thời kỳ Mỹ đang ném bom đánh phá Miền Bắc nên phải hết sức giữ bí mật, sẽ ở cả ngày ở đây với lệnh nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Bộ phận bên quân trang bắt đầu gọi tên từng đứa phát cho từng người thêm khoảng chục thứ gồm: Ba lô, một bộ quân phục, một bộ áo quần lót, một chiếc mũ bông có bịt tai, một giầy bộ đội, tất, găng tay, quần vệ sinh, khẩu trang và đặc biệt là một áo bông to, có cổ bằng lông màu nâu rất ấm. Mỗi đứa lại phải đóng gói cho hành trang của mình sao cho thật gọn với số đồ mới được phát.
Đến mãi đầu giờ chiều, lũ chúng tôi mới được phát mỗi đứa một cái bánh mỳ kẹp thịt quay lúc cũng khá đói nên chúng tôi ngấu nghiến ăn khá ngon lành. Đúng 17h chúng tôi xếp hàng hành quân ra ga Hàng cỏ, xúng xính trong bộ quân phục nhỏ theo sắc phục kiểu binh chủng phòng không không, quần xanh áo budong, nhìn thấy lũ bộ đội con đi trên phố, bao cặp mắt dân tình tò mò với cái nhìn theo có lẽ muốn phỏng đoán chúng tôi là ai vậy, bộ đội sao bé vậy. Đoàn người trật tự nối đuôi từng trung đội lặng lẽ vào ga theo cửa ưu tiên. Đúng 18h đoàn tàu chuyển bánh hướng về phía Bắc, tiếng xình xịch của đầu máy, tiếng ken két của bánh sắt cọ đường ray, làm lũ trẻ không ngủ được thế là đã xa HN, xa người thân, có mấy đứa còn rơm rớm nước mắt khắc khoải... không biết bao giờ mới trở về lúc ấy lũ chúng tôi mới khoảng 12-14 tuổi.

Khi tầu đưa chúng tôi tới ga Quế Lâm, sau 2 đêm một ngày nằm tàu, lúc đó vào khoảng 8 g, trời sáng hẳn, không khí tạnh ráo, tiết trời hơi giá lạnh một chút, tại ga đã có nhiều , có rất đông thanh niên nam nữ Trung quốc, có những người rất bé thậm chí bằng lũ chúng tôi, hầu hết đều đội mũ như bát lộ quân, ăn măc kiểu đại cán, màu bạc phếch, ngực đeo huy hiệu Mao rất to, cầm cờ, khẩu hiệu, ra vẫy chào chúng tôi rất nồng nhiệt, hô rất nhiều khẩu hiệu ủng hộ Việt Nam, sau này tôi mới biết họ là các đội hồng vệ binh nguyên là học sinh, sinh viên các truờng kéo nhau đi làm cách mạng văn hóa theo chỉ thị của người cầm lái vĩ đại.

Xe đưa chúng tôi về trường Nhất – Trung (là trường trung học số 1 ở Quế Lâm) mà bọn tôi sau này chỉ quen gọi theo tiếng Hoa là trường Y - Trung, đây là một ngôi trường khá lớn, nằm bên cạnh một ngọn núi đá vôi khá lớn, trơ trụi chẳng thấy cây cối gì cả, nhìn xéo trước mặt là nhánh dòng Ly giang, xa xa xung quanh là những ruộng rau trồng của các công xã, một dạng hợp tác ở Việt Nam, nhà của trường ở đây hầu hết là các dãy nhà thấp, kiểu lớp học, xung quanh có những vườn hoa nhỏ, chủ yếu trồng các khóm cây hoa trúc đào, hoặc đào xen kẽ là những dải cây thông, tùng, bách đặc trưng của vùng xứ ôn đới.
Chỗ ở đầu tiên của lớp tôi là trong khu lớp học, cạnh mỗi lớp học lại đều có một bàn bóng bàn bằng xi măng biểu tượng sự phát triển của môn thể thao quốc hồn quốc túy của Trung Quốc này, giữa các khu dãy lớp là những bậc cầu thang ngăn cao thấp khác nhau, trong lớp điều mà tôi ấn tượng nhất là cái bảng đen to, dài bằng kính ráp, nằm chiếm gần hết cả bức tường trước lớp, ở Việt nam chúng tôi thường dùng bảng chỉ bằng gỗ sơn đen, thường cũng nhỏ, bàn học và ghế của lớp chắc đã được bạn di dời đi nơi khác, thay vào đó là 2 dãy giường gỗ 2 tầng cá nhân trong mỗi phòng. Sau ổn định chỗ ở trong phòng, nhà trường phát cho mỗi đứa chúng tôi thêm một số trang bị cá nhân cho chỗ ở một chiếc chăn bông khá nặng khoảng 3 kg, khăn trải giường có các đường kẻ màu xanh đỏ rất đẹp, khăn trải gối, một cái gối to, và một bộ quần áo Đông xuân, khăn quấn cổ, chúng tôi lếch thếch, sung sướng ôm đồ mới phát về, lần đầu tiên tôi được ngủ giường có vải trải giường có đệm, có gối bông nên rất thích.
Gần trưa mỗi đứa còn được phát một cái bát tô men to, một thìa lớn, một cái ca men và thêm một chậu men để tắm giặt. Sau khi ổn định chỗ ở thì cũng đã tới giờ cơm , các lớp tập hợp theo đội hình trung đội, chúng tôi đi đều xuống nhà ăn, nằm ngay gần cổng vào chính, lối xuống nhà ăn là con đường khá rộng được lát bằng đá cuội rất công phu tạo thành các hình hoa văn uốn lượn khá đẹp.
Toàn bộ bếp ăn chia thành hai khu - đó là khu bếp chế biến, nấu, điều ấn tượng với lũ trẻ là cơm, bánh được nấu trong các cái khay nhôm, đặt trong hầm hơi kín được nối với hệ thống lò đun hơi áp xuất rất cao, có đồng hồ kiểm tra áp lực, ống dẫn vào ra, khi nấu, hay cần dùng nước nóng người phụ trách chỉ việc xả hơi vào hầm kín. Sát cạnh lò hơi có một dãy nhà nhỏ là nơi có thể dùng nước nóng tắm rửa khi đông giá.










Khu nhà ăn chính, thực ra nhà ăn ở đây nguyên là cái hội trường to, có cả sân khấu để biểu diễn văn nghệ, trên tường cả trong lẫn ngoài, rồi cả trên đường khẩu hiệu, thông cáo số 1,2... rồi chi chit báo chữ to la liệt dán đè lên nhau, tên các vị lãnh đạo … chỗ thì ủng hộ, chỗ thì đả đảo thật gay gắt, vết tích của cách mạng văn hóa còn đầy ắp trong trường... làm lũ trẻ chúng tôi cũng hiểu xã hội Trung Quốc đang ở thời kỳ nóng nhất, khó khăn nhất.
Bữa ăn thường khá đơn giản, bữa sáng món chủ đạo là bánh bao, thỉnh thoảng có thêm cháo, còn bữa chính thường có rau bắp cải, hay cải xanh,dưa chuột xào thịt, canh cà chua, nước chấm lúc đầu thì chúng tôi còn ăn theo kiểu Việt Nam, nghĩa là lấy cơm xúc thức ăn, ăn ít một, những ngày sau thì chẳng ai bảo ai, chia ra mỗi đứa xúc đầy cơm rau theo phần của mỗi đứa, cả canh trút vào cái tô men to mới phát, tạo thành món được gọi là “hổ lốn” rồi vừa đi vừa ăn cho tới khi kết thúc thì vừa về tới nhà, khá tiện.

Buổi tối đầu tiên nhiều đứa lớp tôi đã dám mon men làm quen với các bạn Trung Quốc, đầu tiên là các nhóm Hồng vệ Binh, bỡ ngỡ ban đầu nhanh chóng được gỡ bỏ vì các bạn trẻ này cũng khá cởi mở thân thiện, chúng tôi thì cố moi trong đầu mấy câu tiếng Hoa đã học, chuyện trò cả bằng tay, cả ngôn ngữ khuôn mặt, rồi thì cũng hiểu cả, có mấy tên chỉ học tiếng Nga nên bất đắc dĩ phải học ngay cặp từ thông dụng nhất là “Ní hảo” (chào bạn)… và “Kấy ủa” (cho tôi) để giao tiếp kịp thời khi muốn xin huy hiệu, hết huy hiệu thì họ tặng cả trước tác Mao Trạch Đông màu đỏ chói cho lũ nhóc chúng tôi, thấy mấy đứa bọn tôi đeo huy hiệu đội họ cũng “Kấy ủa” xin làm kỉ niệm. Sau khi đi “làm công tác Hoa vận” về giở ra có đứa đã có nguyên một bộ sưu tập huy hiệu từ to như cái đít bát cho đến những cái nhỏ xíu xinh xinh.
Những ngày học tập của các lớp chúng tôi được bắt đầu ngay sau ít bữa ổn định ăn ở. Vào buổi học đầu tiên mỗi đứa được nhận thước kẻ, compa, eke và bút cùng 3 cuốn vở có nhiều cảnh, công trình như cầu qua núi cheo leo, cầu Giải Phóng bắc qua sông Li Giang, đặc biệt tôi còn nhớ có hình anh lính Lôi Phong một nhân vật tiêu biểu của Trung quốc in ở bìa trước. Lớp học có ánh sáng, bảng viết, bàn ghế thì đàng hòang hơn không còn cảnh tạm bợ, chạy báo động như trước nữa.
Tết Đinh mùi - ngày 8/2/1967 là cái tết đầu tiên sau hơn một tháng chúng tôi được sống yên ổn trên đất Trung quốc, tiết trời khá rét, nên chúng tôi chỉ được phép chơi loanh quanh trong nhà, tối 30 nhà trường chiếu phim phục vụ tết toàn trường, xem phim xong mọi người trở về dự liên hoan, trên mỗi bàn đã có bánh kẹo, trái cây toàn của nước bạn nên trông hơi là lạ, đẹp ăn cũng ngon, nhưng lạ mắt nhất, lần đầu tiên tôi mới thấy các viên tròn, có vỏ bao trong là lạc mà mãi sau lũ tôi mới biết người ta gọi đây là lạc chiên da cá? các thầy tổ chức chơi trò chơi hái hoa dân chủ cũng rất vui, các bạn bắt phiếu có thể hát, hay trả lời một câu hỏi nào đó về các môn học, thậm chí làm trò cho mọi người cười, khi giây phút đón giao thừa sắp tới, chúng tôi im lặng ngồi nghe thơ chúc tết của Bác Hồ qua đài mà đến giờ có lẽ ai cũng còn nhớ:

Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa.


Cho mãi tới 1 giờ sáng cả lũ cũng ríu cả mắt, mới lục tục đi ngủ mang theo cả nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh em, những người thân yêu da diết khôn nguôi trong giấc mơ .
Tận 9 giờ sáng mùng 1 tết (tức ngày 9/2/1967), chúng tôi dậy vệ sinh sáng, tổ trực xuống bếp lĩnh bánh bao sáng phát cho các bạn, còi sáng dục chúng tôi nhanh chóng tập hợp để làm lễ chào cờ, rồi lần lượt đi chúc tết các thầy cô giáo và tổ chức các trò chơi trong nhà.
Bữa trưa nhà trường tổ chức liên hoan, thức ăn có nhiều món hơn ngày thường. Đến chiều mùng 1 hôm ấy, chúng tôi được nghe thời sự nói chuyện về tình hình chiến sự trong nước và chuyện tết nhất khó khăn ở bên nhà, cuối cùng thầy chính trị mới kết bằng câu: “Thầy trò chúng ta hôm nay phải vui tết với tinh thần vui vẻ, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm. các em có đồng ý không?” tiếng chúng tôi hô vang: “có ạ”.
Buổi tối ấy các đơn vị tổ chức liên hoan văn nghệ với tinh thần cây nhà lá vườn.
Mùng 2 tết đó chỉ tổ chức vui chơi toàn trường vào buổi chiều như thi ném bóng vào chậu, kéo co, đá bóng, bóng rổ, bóng bàn… giữa các lớp ở sân vận động của trường Y Trung.
Đây là sân thể thao khá lớn, nằm tít phía sau trường, trong một vùng khá trũng so với khu lớp học, xung quanh sân bóng đá còn có khu sân bóng rổ, bóng chuyền, nằm sát một khối núi đá vôi không cao lắm, trông giống hòn non bộ khổng lồ, núi này tách riêng biệt không hoàn toàn với khu phía trước của trường, bên phải “hòn non bộ” này là khu thể dục dụng cụ có xà đơn, xà kép, xà lệch, dây leo, xích vòng…và các bãi nhảy xa, nhảy cao nằm bao quanh đường chạy ôm lấy sân bóng đá.
Mùng 3 tết năm ấy toàn trường chúng tôi đã bắt tay vào học tập bình thường với khí thế thi đua mới hướng về tổ quốc Việt Nam thân yêu... !
Nhắc lại những ngày tháng đầu tiên sống trên đất Quế Lâm, những thằng bé hồi nào giờ đã thành các bậc ông bà, đã có cháu bồng cháu bế vẫn còn nhớ mãi nhiều kỷ niệm thời đó như một chấm son đỏ trong cuộc đời của mỗi người
(Trích tự sự Hoàng Anh K6).

Nguồn: FB Nguyễn Anh





 

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 23/a

PHẦN III: NGUỒN CỘI



PHẦN III:     Nguồn cội

“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.”
.


CHƯƠNG I: TỔ TIÊN

“Ta có tai, mắt, ta nghe, ta trông; ta có tâm tư ta suy, ta nghĩ; đối với người xưa có lúc ta thờ như thầy, có lúc ta kính như bạn, cũng có lúc ta kình địch không chịu, ta theo cái lý nhất quyết không làm tôi tớ cổ nhân.”
Lương Khải Siêu

Nếu Hà Đồ - Lạc Thư thật sự đã từng hiện hữu như một cuốn sách đá thì có thể cho rằng đó là một đúc kết thành tựu về nhận thức thế giới khách quan của một nền văn minh trước đó trên lãnh thổ Việt Nam thời cổ nói riêng và của cả khu vực Đông Nam Á nói chung. Có thể rằng người Lạc Việt đã sáng tạo ra nó nhưng phải trên cơ sở những kiến thức, những quan niệm đã trở thành ổn định và phổ biến trong cộng đồng các tộc người ở khu vực có qui mô nào đó. Hơn nữa, cần nhận định thêm rằng vào thời gian bộ sách đá đó xuất hiện thì chức năng toán học của nó (của Hà Đồ) đã không còn tác dụng trong thực tiễn tính toán nữa, mà chỉ còn như một câu chuyện đẹp đẽ về quan niệm lưỡng phân, lưỡng hợp, về sự tích hình thành trời - đất của tổ tiên (của con người thời ấy!) truyền lại. Biết đâu chừng người Hoa Hạ và người Lạc Việt đã từng có một tổ tiên chung trong tối sử xa xôi và mỗi tộc người đều mang một nửa dòng máu của tổ tiên ấy?

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Lễ khánh thành bia kỷ niệm Trường Nguyễn Văn Trỗi Trung ương Cục miền Nam

Giao lưu
Thời gian: sáng chủ nhật, 23/11/2014.
Địa điểm: tại căn cứ R của Trung ương Cục (Lò Gò - Xa Mát, huyện Tân Biên, Tây Ninh sát biên giới Tây Ninh và Campuchia)


Tin Bạn Trỗi


Lễ khánh thành bia kỉ niệm của Trường Nguyễn Văn Trỗi TW Cục
Ngày 15/10/1965, 1 năm sau ngày Anh mất, tại căn cứ TW Cục ở Tây Ninh, 1 ngôi trường mang tên Nguyễn Văn Trỗi cũng được thành lập, đón con em cán bộ của TW Cục sinh sống ở nội thành SG và các tỉnh miền Đông về học tập. Các bạn vừa phải chống chọi với những trận càn, những trận bom, vừa phải học tập. Hàng chục thầy, bạn đã hy sinh. Trường tồn tại đến 1976, dạy dỗ hàng trăm học sinh, nay các bạn đã trưởng thành, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy của Đảng, Nhà nước tại TPHCM và các tỉnh miền Nam.

Ngày 23/11/2014, sau thời gian tích cực chuẩn bị, BLL nhà trường tổ chức Lễ khánh thành bia kỉ niệm ghi dấu ấn nhà trường tại căn cứ của TW Cục trên Tây Ninh.

Chúng ta nhận được giấy mời và tổ chức đoàn đi Tây Ninh vào ngày này. Thành phần: Dương Minh k4, Nhất Trung, Kháng Trường k5, Hà Chí Thành k6, Vũ Anh, Lê Trường Giang k7, Hồ Bá Đạt, Dương Đức Hải, Phan Công k8.




Đây cũng sẽ là 1 dấu ấn đẹp của Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi với Trường Nguyễn Văn Trỗi TW Cục.


Tặng sách Sinh ra trong khói lửa của trường NVT
Ảnh FB Anh Vũ, FB Pham Khang Truong, FB Thang Nguyentoan

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 22/b


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG X: THÁI CỰC (tiếp theo)

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam

“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel


 ***
Toán học là khối kim cương vĩ đại và lấp lánh tuyệt trần mà con người đã sáng tạo ra được, nhưng Tự Nhiên còn huyền diệu hơn nhiều! Tuy nhiên cũng nên thấy rằng sáng tạo toán học còn là sự biểu hiện tất yếu của nhận thức thực tại, có nguồn gốc từ những vận động biến hóa của thực tại và là sự phản ánh về thực tại. Không thể có cái gọi là toán học thuần túy, phi thực tại nếu qui ước rằng thành quả toán học trước đó, đóng vai trò cơ sở, nền tảng của nó cũng chính là thực tại.
Vận động, như chúng ta đã nói, nếu phân định một cách siêu hình, là tổng hòa của hai quá trình đồng hóa và dị hóa, đồng thời thống nhất và phân định, tương đồng hóa và tương phản hóa. Ở một góc độ nào đó, có thể tạm nói rằng tương đồng hóa là mục đích và tương phản hóa là động lực của sự vận động. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể Vũ Trụ thì hai quá trình tương đối: tương đồng hóa và tương phản hóa là cân bằng nhau một cách tuyệt đối. Một tương đồng xuất hiện thì cũng phải xuất hiện một tương phản tương ứng. Điều đó còn có nghĩa rằng xuất hiện một tương đồng thì một tương đồng khác sẽ đồng thời biến thành một tương phản và ngược lại. Có thể phán đoán rằng đó là một trong những nguyên lý cơ bản nhất của nguyên lý Tự Nhiên (nguyên lý tiền đề) và nguyên lý đó có thể là nguyên lý gốc của mọi nguyên lý về sự cân bằng, bảo toàn đang hiện có trong các ngành khoa học.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 22/a

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (II)



PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG X: THÁI CỰC

“Nếu như ngay từ xa xưa vận mệnh khoa học nằm trong tay những người có bộ óc chính xác và chặt chẽ như tôi từng gặp ở một số nhà toán học hiện đại mà tôi rất trọng vọng, thì có lẽ khoa học đã chẳng thể tiến lên phía trước.”
L. Mandelstam

“Toán học là khoa học chính xác. Nhưng cũng vì thế nó cằn cỗi”.
F. Hegel


Để mô tả thực tại thì toán học cũng hoàn toàn mất chính xác như… triết học, do đó nó không đến nỗi cằn cỗi như Hegel nghĩ. Chỉ khi nằm trong sự qui ước, toán học mới được tạm cho là chính xác. Mà đã trong qui ước thì triết học cũng chính xác không kém toán học tí nào!
Không hoặc kém chính xác không có nghĩa là không đúng. Dù sao toán học ngày nay vẫn là công cụ, là phương tiện không thể thiếu được trong mọi ngành khoa học tự nhiên khác để nhận thức, định lượng Tự Nhiên Tồn Tại cũng như trong đời sống thường nhật với những cân đong đo đếm để mưu sinh. Một thí dụ hiển nhiên về tầm quan trọng to lớn của toán học là nếu không có toán học, vật lý học không thể tồn tại (hay hiện hữu). Tuy nhiên, nếu không có vật lý học, toán học cũng chỉ là một cái xác không hoàn thiện, siêu hình và hoàn toàn là sự bày vẽ chủ quan của con người về thực tại (nếu không chú ý tới công dụng “đong đếm” của nó). Có thể nói toán học xuất thân từ thực dụng nhưng sự phát triển đã làm cho nó mang tâm hồn thi ca và ngày nay, đối với chúng ta (riêng chúng ta thôi!) nó đã trở thành bí ẩn như một truyền thuyết hoặc nói đúng hơn, đối với những kẻ “hạ dân”, nó là một thứ ngôn ngữ “đố mày giải mã” được; có hơi hám của người ngoài hành tinh.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Chúc mừng Sinh nhật 3 Bạn - Lê Quý


K6 có một chuyện rất hay mà mãi tới hôm nay tôi mới biết đó là 3 bạn của chúng ta cùng sinh một ngày (21/11) cùng ở một ngôi lán nhỏ trên một ngọn đồi ở Thái Nguyên trong những ngày Kháng chiến, đó là các bạn Thái bò, Bằng ruồi và Chí Hùng (thật ra hôm đó 21/11 có bảy bé được sinh ra tại lán này nhưng Thái và Bằng đã tìm hiểu xem 4 nhân vật kia là ai mà không được). Ngày này cũng rất dễ nhớ vì sau ngày nhà giáo Vietnam...

Hôm qua (20/11/2014 tại Ụ pháo 1 Trấn Vũ HN) Ba bạn cùng sinh ngày 21/11 trong đó bạn Thái và Bằng cùng sinh trên đồi Bằng lăng ở Thái Nguyên đã tổ chức sinh nhật rất hoành tráng với sự tham gia của Minh Phượng từ Austria.
Chúc các bạn trẻ mãi và luôn mạnh khỏe.

Lê Quý


Ảnh từ FB Quy Le, Sơn Kều, Trung Le, Khanh Nguyen, Le Minh Chinh









Xem ảnh tại Picasa

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Bồ Tây – Bồ Ta




Chuyện bồ Tây – bồ Ta ở trường mình ai cũng biết, nhưng từ đâu mà có? Đến giờ, mỗi người kể một cách. Ngay chính các “thành viên” của 2 bồ cũng nói mâu thuẫn nhau, thậm chí thỉnh thoảng còn lẫn lộn không nhớ … mình thuộc bồ nào? Tôi cũng lần mò tìm hiểu nghe nhiều chuyện và thấy chuyện của các anh k3 có vẻ hợp lý nhất. Xin kể ra đây để anh em xem và bỏ qua.
Theo các anh K3 kể lại thì nguồn gốc bồ Tây, bồ Ta xuất phát từ K3 hồi còn ở trong rừng Đại Từ và nguyên nhân là do … các thầy!
Hồi đó, mấy anh k3 đã lớn rồi (lớp 8 mà!) và một số anh thuộc loại có “máu mặt” thường xuyên quậy và có nhiều hành động làm các thầy thấy có “nghi vấn”. Chắc các thầy đã áp dụng phương pháp của Macarenco nên đã chọn một vài anh khác cũng thuộc loại “có số, có má” nhưng ko có (hay chưa có) các hành động “nghi vấn” giao nhiệm vụ giám sát, theo dõi hành động của các anh kia để kịp thời ngăn chặn và báo cáo các thầy (nhưng vụ này thì hình như chưa được thực thi tốt!). Thế là xảy ra chuyện một nhóm tụ tập kéo nhau hình như để làm những chuyện “nghi vấn” và nhóm kia tụ tập hình như để theo dõi xem “nghi vấn” ở chỗ nào?
Rồi một hôm, nhóm bị “nghi vấn” phát hiện ra và quay trở lại truy hỏi nhóm kia. Hai bên đều là các “hảo hớn có số có má” dễ gì chịu nhau. Vậy là xảy ra các chuyện còn đáng “nghi vấn” hơn những gì các thầy nghĩ, mà chẳng còn nhóm thứ 3 nào đủ “máu mặt” để can ngăn và báo cáo cả! Vậy là hình thành 2 nhóm hay gọi là 2 bồ.
Còn tại sao có tên Tây – Ta. Có một bữa, nhóm bên này bàn bạc kế hoạch tính chuyện với bên kia và nói theo kiểu: bồ ta phải thế này, phải thế kia …. Nhóm bên kia nghe được liền nói: À, chúng nó xưng bồ Ta thì tụi mình là bồ Tây! Vậy là có tên tuổi đàng hoàng.
Mâu thuẫn giữa 2 Bồ xuất phát từ lớp 8-k3 kéo dài lằng nhằng lan sang các đàn em lớp khác cho tới tận k8 là khóa lớp 5 khi k3 đã là lớp 10 – lớn nhất trường. Và cho tới bây giờ thì chẳng ai hiểu nó là cái quái gì!

 ❧ ❀ ❧ 









1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2014




Xin mời nhấp chuột vào phần muốn xem



 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Giao lưu K6 NVT - E935 KQ




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Tôi đi làm thất nghiệp





Kết thúc Hợp đồng. Nghỉ việc. Em gái Hành chánh Công ty nói:
- Em sẽ làm thủ tục cho anh nhanh để kịp đăng ký thất nghiệp.
- Hả, có vụ đó nữa?
- Trong vòng 15 ngày, anh phải đăng ký ngay đấy.
Vậy là tôi có đủ thủ tục để đi đăng ký thất nghiệp. Đã bị đóng bảo hiểm thất nghiệp tới 1 năm lận và như vậy là sẽ có 3 tháng lương thất nghiệp bằng 2/3 lương ghi trên Hợp đồng. Cũng khá đấy chứ nhỉ.
Tới ngày, tôi chuẩn bị hết mớ giấy tờ cần thiết phi đến Trung tâm giới thiệu việc làm để tính chuyện thất nghiệp.
Ậy, mà từ từ đã. Thất nghiệp là khổ sở thì phải ăn bận làm sao cho đúng chớ coi không được thì ai tin! Vậy là tôi kiếm cái quần zin bạc phếc, cái áo sơ mi cũ đã sờn, diện đôi dép quai dù lằng nhằng, cưỡi con Dream lùn chưa rửa … trông đúng dáng thất nghiệp (chỉ bị cái bụng to quá! Nhưng không sao. Mới thất nghiệp mà!).
Tới Trung tâm, gởi xe xong, tôi lấy lại bộ mặt thểu não đã tập trước khi đi, từ từ tiến vào phòng nạp hồ sơ làm thủ tục. Ôi trời, trong phòng đông nghẹt. Dân mình thất nghiệp nhiều quá, khổ quá! Thôi thì lổn nhổn, người đứng kẻ ngồi, từ đám lớn tuổi sồn sồn như tôi cho tới tụi trẻ 2 mấy đều cùng cảnh ngộ. Nhìn chúng nó, từ già tới trẻ đều cười nói vui vẻ, mặt mày hân hoan như đang đợi nhận cứu trợ của Liên hiệp quốc vậy. Đám già thì thầm với nhau tính toán mức lương thất nghiệp sẽ được nhận là bao nhiêu rồi chép miệng lắc đầu.
Đám trẻ thì chúi mũi vào mấy cái iPhone, thỉnh thoảng cười ré lên làm các nhân viên Sở Thất nghiệp bực mình liếc xéo, nhưng rồi cũng chẳng nói gì. Chúng nó đã thất nghiệp rồi, còn cái gì để sợ nữa chứ!
Nạp hồ sơ rồi ngồi đợi. Quan sát xung quanh tôi không hiểu cái đám này đang thất nghiệp hay đang đi dự hội nghị? Một cái taxi chạy tới đậu xịch trước cửa. Em gái phấn son lòe loẹt, áo thung bó sát người, váy ngắn hết cỡ, tay cầm bóp da ưỡn ẹo bước xuống tiến tới nạp bộ hồ sơ xin thất nghiệp rồi quay lại cười duyên với mọi người, tay móc ngay cái iphone xịn ra. Trông cứ như xin tuyển thư ký Tổng Giám đốc vậy. … Ồ, thì ra không phải vô lộn phòng. Mà đúng thiệt, lại bước vào một “đại gia”, bụng còn bự hơn tôi, đầu chải láng cóong như đôi giầy da mềm hắn đang đi. Áo sơ mi ủi thẳng nếp bỏ trong quần tây túi sau đít căng phồng, chỉ còn thiếu bảng tên trên áo nữa thì đúng là Giám đốc Trung tâm này rồi.
Mấy người ngồi đằng trước tôi cười toe toét với nhau:
- Chị đã có việc làm chưa?
- Nó nhận rồi nhưng chị nghỉ chơi vài tháng đã rồi tính sau.
- Ừ, nghỉ ở nhà có lương là sướng nhất rồi còn gì. Mà này, hàng tháng mà chị không chứng minh có đi xin việc là nó cúp luôn đó.
- Dễ ợt. Cứ xem mấy trang tuyển dụng nhân viên trên báo rồi khai với nó và báo kết quả: Họ không nhận. Thế là xong. Ăn lương chỉ để làm mỗi việc đó mà cũng không được à!
Thì ra thất nghiệp là như vậy!

 ❧ ❀ ❧ 





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 21


PHẦN II:     Nền tảng

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG IX: LANG THANG

Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?
Hỏi con Ngọc Thỏ đà bao tuổi?
Chớ chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm vắng cớ chi phô tuyết trắng?
Ngày xanh sao nỡ thẹn vầng son?
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non .
(Hồ Xuân Hương - Bài thơ “Hỏi Trăng”)



Nhưng nếu không có sự điên rồ thì làm sao có được những thần thoại, cổ tích; không có những cái đầu hoang tưởng thì làm sao có được những chuyện hoang đường, không tưởng, những thứ đã làm mê say biết bao nhiêu thế hệ “trẻ người non dạ”? Hoàng Tử Bé sẽ vỗ tay nhiệt liệt khi chúng ta nói rằng: thật bi thảm cho những “người lớn” nào mà không biết mơ tưởng về những chuyện nghiêm túc!
Không có điên rồ chắc chắn sẽ không có chuyện ông Đùng, Bàn Cổ - Nữ Oa. Nhưng hoang đường đến mấy thì cội rễ cũng vẫn là kinh nghiệm rút ra từ hiện thực của quá khứ. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ hơn cả của chuyện ông Đùng, Bàn Cổ - Nữ Oa đối với chúng ta là con người (hoặc kiểu con người nào đấy) đã có trước cuộc khai thiên lập địa. Điều đó dẫn chúng ta đến một suy diễn rằng trước cơn tai biến vô cùng khốc liệt của thiên nhiên (khốc liệt đến nỗi đã khắc rất sâu vào tâm trí con người mà qua con đường truyền khẩu “tam sao thất bổn” vẫn lưu lại được suốt mấy ngàn năm đằng đẵng), đã có một nền văn minh từng hiện hữu và bị cơn tai biến đó “cuốn” phăng. Nhưng không phải là tất cả!...

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Lễ tang Nguyễn Duy Đảo

Ban Troi Ve Troi


Tran Kienquoc
Kế hoạch tang lễ Nguyễn Duy Đảo

* Ngày thứ tư, 12/11/2014:
07.00: liệm.
07.30: bắt đầu viếng cho đến hết ngày.

* Ngày thứ năm, 13/11/2014:
06.30: lễ truy điệu.
07.00: động quan, đưa đi an táng tại Nghĩa trang Củ Chi, TPHCM.

Nhà tang lễ BV TWQĐ 175, Sư đoàn PK 367 cùng Sân bay TSN đã chuẩn bị hết sức chu đáo cho lễ tang này.

Xin thông báo cùng anh em, bạn bè.

Tóm tắt cuộc đời bạn Duy Đảo
  1. Sinh: 23/2/1954.
  2. Vào trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (TCCT-QĐNDVN): 1965-1970.
  3. Nhập ngũ: 1972.
  4. Về học Đại học KTQS: 1973-78. Tốt nghiệp kĩ sư Vô tuyến điện khóa 8.
  5. Về đơn vị thông tin của Lữ đoàn radar ở Tây Bắc: 1979-80.
  6. Về đơn vị thông tin Cam Ranh của F367 PK: 1980-83.
  7. Học chỉ huy tại Học viện PK mang tên Giu-cốp, Liên Xô cũ: 1984-89.
  8. Về Lữ đoàn PK 77, QK7: 1989-90.
  9. Về làm việc tại Vũng Tàu: 1990-92.
  10. Về đài dẫn đường Cảng Hàng không TSN: 1992-2014.
  11. Nghỉ hưu từ tháng 5/2014.
  12. Mất: 10/11/2014 tại TPHCM.








Mời xem ảnh tại Picasa



FB Van Nam Nguyen

LỤC BÌNH
(Nhớ Đảo mỡ!)

Nhà mày BÌNH Qưới - Thanh Đa
Qua sông nhìn xéo - nhà tao bên này
Triều lên, nước xuống mỗi ngày
Lục bình chở nắng ghé mày, qua tao
Một hôm con nước dâng cao
Cánh cò chớp chớp - gió gào Thanh Đa!
Lục bình quên chở nắng qua.
Mày đi đi mãi sông nhòa lệ rơi
Vĩnh hằng một cõi thảnh thơi
Mong mày yên nghỉ quên đời trần gian
Lục bình hoa tím nhớ ngàn
Chở sông ra biển muôn vàn tình thương
Trần gian "bể khổ" - chiến trường
Mấy thằng bạn Trỗi vẫn thường họp nhau
Chia vui, chung cả nỗi đau
Đã là đời lính cùng nhau quân hành ...

(15.11.2014 - Hiệp Bình Chánh T.Đức)





Mời xem:
  1. Ảnh tại Picasa
  2. Tiễn đưa Duy Đảo về với Trời - TranKienQuoc, 13/11/2014, Báo liếp BanTroiK5



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>