Thứ Tư, 31 tháng 12, 2008

Happy New Year

Happy New Year 2009


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2008

Vũ khí hạt nhân trên thế giới - HaMeoK6



VŨ KHÍ HẠT NHÂN TRÊN THẾ GIỚI



Các loại vũ khí hạt nhân chiến lược cơ bản:
Bom nguyên tử (Bom A)
Bom khinh khí (Bom H)
Bom Neutron (Bom N)
Bom Phản vật chất : đang được thử nghiệm. Tuy không thuộc vào loại vũ khí hạt nhân, nhưng hiệu quả gấp nhiều lần bom N.

5 cường quốc hạt nhân: được quyền có vũ khí hạt nhân
Mỹ – Nga – Pháp – Anh - Trung Quốc

Số lượng hiện có:
Mỹ: hơn 12.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Nga: khoảng 12.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Pháp: khoảng 350 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Anh: vài trăm đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Trung quốc: hơn 100 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược

3 nước có vũ khí hạt nhân: tuy không được quyền, nhưng được “lờ” đi và được “mặc nhiên” công nhận
Ấn Độ – Parkistan – Israel

Số lượng hiện có:
Ấn Độ: một vài quả bom hạt nhân
Pakistan: khoảng 50 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược
Israel: khoảng hơn 150 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược

Ngoài ra Ukraina còn sở hữu 1 quả bom hạt nhân sót lại của Liên Xô cũ do việc bàn giao không rõ ràng sau “Chiến tranh lạnh”

10 nước đủ khả năng có trong thời gian ngắn :
Canada – Na Uy – Thụy Điển – Bỉ – Thụy Sĩ – Tây Ban Nha – Hungaria – CH Séc – Slovakia – Litva

2 nước đã nghiên cứu thành công :

Nhật – Hàn Quốc

6 nước có thể đang thực hiện :

Brasil – Argentina – Iran – Ôxtralia – Nam Phi – Triều Tiên - Siry
Chỉ có Iran và Triều Tiên bị chỉ trích


Tổng cộng hiện có khoảng 25.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược trên toàn TG có sức công phá tương đương khoảng 2,5 đến 3 triệu kiloton thuốc nổ TNT, đủ để phá hủy hoàn toàn 180 lần diện tích toàn bộ trái đất này, chưa kể đến sự ảnh hưởng của phóng xạ ngay tức thì và cho tương lai.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

Sản phẩm văn hóa tinh thần mới của lính Trỗi - Trần Kiến Quốc



Sản phẩm văn hóa tinh thần mới của lính Trỗi



Hà Mèo 1967-2007Ai trong đời cũng có ít nhất 1 đam mê và Hà "mèo" k6 của chúng ta cũng vậy, anh có đam mê sưu tập rồi biên tập lại những tư liệu về trường Trỗi. Năm ngóai sau khi đi Quế Lâm về đã cho ra 1 DVD, nay Hà vừa biên soạn xong VCD "Các bài hát một thời trường Trỗi".

Phần I là những bài “Sinh ra trong khói lửa”, “Gương cao cờ quyết thắng", “Có anh tân binh”... được minh họa bằng các hình ảnh, phim tư liệu của các thời kì của trường ta.

Phần II các bài hát truyền thống: “Tiến bước dưới quân kỳ”, “Vì nhân dân quên mình”, “Ta đi theo ánh lửa từ trái tim…”, “Sáng mãi tên anh, người con của đất nước…”, “Tiến về Sài gòn”, “Tiểu đoàn 307”, “Tiếng đàn Ta lư” được minh họa bởi hình ảnh, phim tư liệu của thời kì cách mạng.

Những năm tháng ở Trung Quốc (phần III) có “Ra khơi nhờ tay lái vững”, “Tôi là một người lính”, “Chiến sĩ ta bắn bia”, “Công xã là hoa hướng dương”, “Đông phương hồng” được minh họa bởi hình ảnh, phim tư liệu của thời kì Đại cách mạng Văn hóa và sau đó.

Phần IV là những kỷ niệm về nước Nga Xô viết với “Kachiusa”, “Chiều Matxcơva”...

Do sưu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng hình và âm thanh không thật đồng đều, nhưng phải nói VCD được biên soạn khá công phu, “sắp đạt tới" trình độ chuyên nghiệp. Anh em có nhu cầu xin đăng kí để được nhân bản.

Xin chân thành cảm ơn Hà Chí Thành - đồng đội luôn vì bạn bè 1 thời trường Trỗi!



Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ bảy, tháng mười hai 27, 2008)

Xem:
1. Sản phẩm văn hóa tinh thần mới của lính Trỗi - Trần Kiến Quốc - 27/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân

Rating:★★★★★ - Category: Books - Genre: Biographies & Memoirs - Author: Nhiều tác giả




Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân
Tác giả: Nhiều tác giả (Những người thực hiện:Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Hoàng Hạnh).
Nhà xuất bản: Thông tấn.
Năm xuất bản: 2006.

Xem tại: Dựng nước - Giữ nước >  Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam > Tài liệu - Hồi ký Việt Nam (Quản trị: macbupda) > Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân

Xem thêm:
  1. Suy nghĩ của một người con - Phần 3 - hatuyenha, tại QSVN 19 Tháng Mười, 2011.
  2. Suy nghĩ của một người con - Phần 2 - hatuyenha, tại QSVN 01 Tháng Mười, 2010.
  3. Suy nghĩ của một người con - Phần 1 - hatuyenha, tại QSVN 10 Tháng Giêng, 2009.
  4. Chỉ có một Nguyễn Sơn vị lưỡng tướng quốc - Hà Anh, 2006 (Đăng tại QSVN 04 Tháng Mười Hai, 2009)
  5. "Tướng Nguyễn Sơn - General Nguyen Son" (sách ảnh được xuất bản bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Trung) - Nhà xuất bản Thông tấn, 2008 (Đăng tại QSVN 05 Tháng Tư, 2009)
  6. Truy tặng tướng Nguyễn Sơn Huân chương Hồ Chí Minh- 17/8/2009, Blog "Bạn Trỗi K6"
  7. Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn - Hồng Thuỷ (tức Vũ Nguyên Bác) (1/10/1908 - 1/10/2008)- Blog "Bạn Trỗi K6"
  8. Nguyễn Sơn- Wikipedia
  9. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân- Website sưu tập. Trần Vương Việt


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Những năm tháng quyết định - Hoàng Văn Thái

Rating:★★★★★ - Category: Books - Genre: Biographies & Memoirs - Author:Hoàng Văn Thái



NHỮNG NĂM THÁNG QUYẾT ĐỊNH


Tác giả: Đại tướng Hoàng Văn Thái.
Nhà xuất bản: Nxb Quân đội nhân dân
Ngày xuất bản: 2001

Xem tại: Việt Nam Thư Quán

Lấy về (Download): Nhung Nam Thang Quyet Dinh.prc (474.7 KB) (Xem bằng Mobile Pocket Reader) tại http://www.box.net/shared/23hatcmrtv

Xem thêm:
1. Hoàng Văn Thái - Wikipedia





1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Hồi ký Trần Độ (Cập nhật tháng 4/2012)

Rating:★★★★★ - Category: Books - Genre: Biographies & Memoirs - Author: Trần Độ

Xem:
1. Hồi ký Trần Độ - 1955 - 1996, Việt Nam Thư Quán
2. Nhật ký Rồng Rắn - 2000 - 2001, Việt Nam Thư Quán
3. Một Cái Nhìn Trở Lại - 1998, http://www.shcd.de
4. "Trần Độ tác phẩm" - (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2012), Blog Trần Vinh Quang


Lấy về (Download): (Xem bằng Mobile Pocket Reader) tại timsach.com.vn (Nhật ký Rồng Rắn)

Xem thêm:
  1. Trần Độ - Wikipedia
  2. Ngày xuân thăm Nhà tưởng niệm Tướng Trần Độ - KienQuoc, 23/1/2009, Blog K5
  3. Kỷ niệm của nhạc sĩ Huy Thục về Tướng Trần Độ - KienQuoc, 21/5/2009, Blog K5
  4. Nhắc lại "Chuyện Tướng Độ" - KienQuoc, 4/5/2010, Blog K5
  5. Những chuyện của Tướng Độ với văn nghệ sĩ - KienQuoc, 12/5/2010, Blog K5
  6. Những mẩu chuyện về Tướng Độ - KienQuoc, 13/5/2010, Blog K5
  7. “60 ngày đêm” và vị Chính uỷ mặt trận Hà Nội- TranKienQuoc, 22/12/2010, Blog BanTroi5
  8. Chuyện kể nhân dịp được tặng sách cụ Trần Độ - Kháng Chiến, 29/3/2012, Blog BanTroi5



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Hồi ký của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Rating: ★★★★★ - Category: Books - Genre: Biographies & Memoirs - Author: Võ Nguyên Giáp

Hồi ký của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Xem tại: Việt Nam Thư Quán
1. Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên (1972)
2. Đường Tới Điện Biên Phủ (1999)
3. Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử (1997-1999)
4. TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG (2000)

Xem thêm:
1. Võ Nguyên Giáp- Wikipedia
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ - Hồng Cư - 2004 - NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN - (Xem tại: Quân sử Việt Nam)
3. Tìm thấy giờ sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà văn Xuân Cang - 1/2/2009 - Báo Lao Động - Lao Động cuối tuần

Lấy về (Download) (Xem bằng Mobile Pocket Reader) tại http://www.box.net :
1. Nhung Nam Thang Khong The Nao Quen.prc (46.9 KB)
2. Duong toi DBP - VNG.prc (237.3 KB)
3. Dien Bien Phu- Diem hen lich su.prc (515.3 KB)
4. Tong Hanh Dinh Trong Mua Xuan Toan Thang.prc (408.8 KB)
5. Dai tuong Vo Nguyen Giap thoi tre.pdf (824.5 KB)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Đường Xuyên Trường Sơn - ĐỒNG SĨ NGUYÊN

Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:ĐỒNG SĨ NGUYÊN
Đường Xuyên Trường Sơn

Tác giả: Trung Tướng Đồng Sĩ Nguyên.
Nhà xuất bản: Nxb Quân đội nhân dân
Ngày xuất bản: 2004

Với tập hồi ức "Đường xuyên Trường Sơn" tác giả muốn thể hiện ở đây chặng đường hơn mười năm hoạt động trong đạn bom khốc liệt, nhưng rất đỗi hào hùng của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, cũng là quãng thời gian tác giả ở cương vị phụ trách tuyến chi viện này. Tập hồi ức được thể hiện qua sự chắt lọc những mảng lớn ký ức, nhật ký công tác của bản thân và đóng góp của một số đồng đội đã từng chiến đấu, công tác ở Trường Sơn thời đánh Mỹ.

Xem tại: Việt Nam Thư Quán

Lấy về (Download): duong_xuyen_truong_son.prc (592.1 KB) (Xem bằng Mobile Pocket Reader) tại http://www.box.net/shared/1auprzrms3

Xem thêm:
1. Đường Trường Sơn- Wikipedia
2. Đồng Sĩ Nguyên- Wikipedia
3. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên- Website sưu tập. Trần Vương Việt



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

Cam on - Minh Phuong

C11 VN 2008
Chao Bantroik6,

Cam on ban da gui thu cho to va gui trang web cua khoa minh. Rat thu vi, to dang bat dau doc day.
To se dang ky tham gia, chi co dieu la to khong biet go tieng Viet thoi, phai lam sao?
Chuc ban 1 ngay tot lanh.

Hoang Minh Phuong


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944)

Start:     Dec 22, '08
Location:     HN, TP. HCM


Hát mãi...
"Nhớ hồi trường Trỗi, cứ tới mấy ngày này (3 ngày lễ lớn 19 - 20 - 22/12) là lại nôn nao vì sẽ được ăn uống rất ngon. Ở Đại Từ và Hưng Hóa, thế nào cũng có mổ lợn và hình như xôi chè cũng hay được ăn vào lúc này (?)"
HMK6

"Mỗi mâm 6 trải 1 tàu lá chuối, phía trên tú hụ thịt rau các kiểu."...


Các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Quân đội 22/12

Giao hữu bóng đá
Chiều qua theo sáng kiến của Hoàng Mạng Thắng k7 đã có trận giao hữu bóng đá giữa CLB Friends (nhưng mạo danh là đội lão tướng BTTM!) và đội Gíao viên HVKTQS tại sân Hoàng Quốc Việt. Thiếu tướng Phó giám đốc HV Vũ Nhật Minh k2 và đại tá Hồng Thanh k2 ra tặng hoa và chúc mừng.Lính Trỗi tham gia thi đấu có: anh Thắng "tụt" k2, Kiến Quốc k5, Gia Bình k6, Thắng "hói" và Trần Thắng k7, Hiền "ve" k8…… Trận cầu kết thúc với tỷ số đẹp 1-1.Sau đó là giao lưu ngoài sân vận động hàng bia Hải Yến tới 9g mới tàn cuộc…(TranKienQuoc, 19/12/ 2008)

Các khóa họp mặt truyền thống
Xem:
1. Hoạt động kỷ niệm Ngày Quân đội 22/12 - TranKienQuoc, 19/12/ 2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
2. Khánh thành Nhà tưởng niệm Đại tướng Bộ trưởng Văn Tiến Dũng - TranKienQuoc - 22/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
3. Hát mãi... - dachoak7, 19/12/ 2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
4. TINH KHÔI - CHÍ THỌ (K3), 18/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.

Nghe: "Hát mãi khúc quân hành "

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2008

Thư từ Budapest - Kiến Quốc



Thư từ Budapest



Budapest by night
Thân gửi anh K. Quốc!
Qua Blog BanTroi, Nhóm Trỗi K6 Budapest vừa rồi mới biết Hoàng Minh Phượng K6 C11 đang ở Wien, Áo. Bọn này muốn nhờ anh hỏi hộ số mobile hay email của Phượng để liên hệ.
Xin cảm ơn trước!
TM Trỗi K6 Budapest - Triều Ngỗng

--------
Rất cảm ơn blog của ta đã kết nối được các bạn Trỗi ở Budapest!
Mong các bạn k6 nội địa đáp ứng yêu cầu của cánh ngoại địa. Cảm ơn!


--------

Liên hệ: Lê Trọng Triều
Mobile: 0036308284585
Email: nvtk6bp@gmail.com.
Rất mong có dịp được "họp chợ Bán Trời" với các ACE BanTroi tại Budapest.

Triều Ngỗng


Đăng lại tin của Trần Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ sáu, tháng mười hai 19, 2008)

Xem:
1. Thư từ Budapest - TranKienQuoc - 19/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
2. Thư Budapest - TranKienQuoc - 22/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”. 

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008

Cháu đến Nghĩa trang Trường Sơn - Hiền Vương

CHÁU ĐẾN NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN.





Kính thưa các bác , các cô chú cháu là Hiền Vương con gái bố Đức Dũng k5.Bố bảo còn mẹ và cháu là k9 mà " k "nào cũng quan trọng lắm...

...Cháu theo bố mẹ sang nước Đức từ khi cháu còn nhỏ quá, sang đây cháu mới đi học Kindergarten nghĩa là lớp "mẫu giáo"và bây giờ cháu đã học xong Đại học rồi...

...Nhưng cháu vẫn tự hào và luôn coi mình là người Việt Nam, bởi trong cháu vẫn mang trong mình dòng máu của người Việt Nam.
Chính vì vậy đợt này cháu xin về thực tập ở Việt Nam để được gần hơn với quê cha đất tổ. Và để được tận mắt thấy những Hy sinh mất mát của dân tộc cháu đã xin phép bố đi thăm Nghĩa trang Trường Sơn,Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn và Ngã ba Đồng Lộc...

...Nhưng điều quan trọng nhất bố dặn: Đến Nghĩa trang Trường Sơn Phải tìm bằng được mộ chú Nguyễn mạnh Minh ở khu Hà Nội để Thắp hương cho chú Minh và cháu và mẹ đã làm được điều bố dặn và hai mẹ con và bác đã thắp hết cho các bác các chú ở khu Hà nội .
...
Cháu và mẹ thắp hương cho chú Mạnh Minh.

Cháu và mẹ thắp hương cho chú Mạnh Minh.

...
Cháu đến thăm và thắp hương cho chú Minh. Cháu muốn gửi cho gia đình chú Minh vài ảnh cháu chụp bên mộ chú. Các bác các chú nếu biết Email của nhà chú Minh gửi cho cháu nhé.

...Kính thưa các bác , các cô chú cháu cũng đã đến Thành cổ Quảng Trị và bố dặn ở đấy có rất nhiều các bạn Trường Trỗi của bố đã Hy Sinh, mà đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy phần mộ .
Cháu cũng đã thắp hương và càu nguyện cho tất cả các chú Lâm ly, Chú Cường mèo Chú Doanh mán K5 và cả chú Y hòa nữa.
Lần sau cháu sẽ viết tiếp chuyến đi đầy ý nghĩa nàycủa cháu.
Bây giờ cho cháu chúc sức khỏe đến các Thầy cô đã từng dậy dỗ bố cháu vàcác bác các chú,
chúc các bác các cô chú khỏe và hạnh phúc.

Cháu Hiền Vương


Trích đăng lại bài viết của Hiền Vương K9 (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2008)

Xem:

1. Thư cô Loan gửi Hiền Vương - Cô Loan, 14/1/2009, Blog “Bạn Trỗi K5”.
2. CHÁU ĐẾN NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN - Hiền Vương, 15/12/2008, Blog “Bạn Trường Trỗi”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

...bất ngờ và vui! - Hòa Bình K7



...bất ngờ và vui!


Trích  WEEK-END VUI VẺ

"...
"Đi Tam Đảo đi!"...
"Thì đi TĐ!"...

Tam Đảo
...Có cả một đồng chí K7 nữa cũng đưa cơ quan đi nghỉ cuối tuần trên Tam Đảo. Vị chi là có 6 tên K7 tụ tập trưa hôm đó. Ăn uống vui vẻ, no nê xong, mấy tên rủ nhau đi dạo. Vừa ra khỏi cửa thì thấy có mấy người đi vào hỏi thăm chủ nhà có chút việc. Nhìn ra thấy một chị quen quen, nhìn lại thì... lại là Trỗi! Đó là Nguyễn Thị Hiếu Thiện, K6 C11. Chị em mừng rỡ ôm chầm lấy nhau. Hơn 30 năm mới gặp lại nhau, thật là bất ngờ và vui! Tiếc là không nhớ ra mà chụp "bô" ảnh. Thấy nói là hội Trỗi bây giờ gặp nhau thường xuyên, Thiện mừng lắm, hẹn sẽ ra Vườn Treo. Lấy số điện thoại của Thiện và hẹn là sẽ rủ ra "Vườn treo" vào thứ Sáu tới xong, tôi chạy ra khoe với các cậu K7 đang ngớ người, không hiểu sao tôi lại mừng rỡ đến thế. Các cậu cũng phấn khởi hỏi thăm, chào "chị" rồi bọn tôi đi dạo với nhau dọc theo những con đường vòng vèo qua dãy nhà nghỉ, khách sạn chi chit..."

(Hòa Bình)

Trích đăng lại bài viết WEEK-END VUI VẺ của Hòa Bình K7 (đã đăng tại „Blog ÚT TRỖI”: Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2008)

Xem:
1. WEEK-END VUI VẺ  - Hòa Bình - 15/12/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K5 (phía Nam) họp mặt truyền thống

Start:     Dec 21, '08 10:00a
Location:     KS Ba Son, 1 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1, TpHCM.


K5 phía Nam họp mặt truyền thống tại KS Ba Son 21/12/2008
Sáng nay k5 tại phía Nam đã họp mặt truyền thống tại KS Ba Son với sự có mặt của các thầy cô cùng các bạn và 1 số gia đình. Đại diện k1 đến k8 cũng đến dự. Họp mặt thành công và bầu ra BLL mới gồm Phan Nam, Trần Lảnh, Phùng Duy Hưng, Quang Việt, Chỉnh Huấn.
(TranKienQuoc - 21/12/2008)



Kính mời thầy cô, đại diện các khóa cùng các bạn k5 TSQ NVT và gia đình tới dự họp mặt truyền thống nhân ngày Quân đội năm nay.
Địa điểm: KS Ba Son, 1 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1, TpHCM.
Thời gian: Từ 10g sáng chủ nhật 21/12/08.
Thông qua hệ thống nhắn tin, đề nghị chuyển tiếp thông báo này tới mọi người.
Trân trọng!
BLL k5 phía Nam


Xem:
1. Album chung K5 - 4/1/2009, Blog “BẠN TRỖI K5 SG”.
2. "Cỗ khóa 5" (Cảm nghĩ về “cỗ khóa 5”) - Hà Chí Quang - 23/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
3. Tin họp mặt k5 - TranKienQuoc - 21/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
4. Gặp mặt thường niên k5 phía Nam - TranKienQuoc - 15/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
5. K5 SG 21.12.2008 BASON - k8nvt 's Public Gallery - 3/3/2009 – Picasa Web Albums

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2008

K6 HCM họp mặt 13/12/2008

Hôm qua (13/12/2008) K6 HCM đã họp mặt cuối năm. Do bị thay đổi địa điểm, nên có một số AE đến trễ và có lẽ một số khác ko biết. Buổi họp mặt đã diễn ra vui vẻ với sự tham dự của một số AE các khóa K4, K5, K7, K8 và sự xuất hiện đột ngột của Việt D'vít K6 HN.



K6 HCM họp mặt 13/12/2008
NHÀ HÀNG VƯỜN PHỐ QK7 TB

Video: Nguyen Minh Tuan K8 (K6TSQ sg - tunoto) - YouTube

Xem:

1. K6 HCM họp mặt - Huỳnh Hồng, hameok6 - 6/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
2. K6 HCM họp mặt - Huỳnh Hồng, hameok6 - 6/12/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. nhận xét 3 trong "K6 HCM họp mặt" - Huỳnh Hồng, 8/12/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
4. Gặp mặt K6 HCM - hameok6 - 14/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
5. K6 SG 12.2008 - k8nvt 's Public Gallery - 3/3/2009 – Picasa Web Albums

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008

K6 HCM họp mặt

Start:     Dec 13, '08 4:00p
Location:     Quán Vườn phố (cạnh sân vận động QK7), A2 Phan Đình Giót, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
K6 HCM họp mặt cuối năm 13/12/2008


...Buổi họp mặt đã diễn ra vui vẻ với sự tham dự của một số AE các khóa K4, K5, K7, K8 và sự xuất hiện đột ngột của Việt D'vít K6 HN....
(hameok6, 14/12/2008)


Cuối năm, K6 Tp.HCM tổ chức họp mặt
vào lúc 16h ngày 13.12.2008 (thứ 7)
tại quán Vườn Dừa - 12, Phan Đình Giót (gần cổng sân bay TSN),
thân mời AE K6 và AE các khóa tới tham dự cho đông vui.

TM.BLL : Huỳnh Hồng

Được đăng bởi hameok6 vào lúc 20:30


Xin lỗi các bạn.
Giờ chót khảo sát địa điểm Vườn dừa chắc không đủ chỗ nên quyết định chuyển qua chổ mới là Quán Vườn phố (cạnh sân vận động QK7) ngày, giờ không thay đổi.
Mong mọi người thông cảm.
H.Hồng


10:34 Ngày 08 tháng 12 năm 2008


Xem:

1. K6 HCM họp mặt - Huỳnh Hồng, hameok6 - 6/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
2. K6 HCM họp mặt - Huỳnh Hồng, hameok6 - 6/12/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. nhận xét 3 trong "K6 HCM họp mặt" - Huỳnh Hồng, 8/12/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
4. Gặp mặt K6 HCM - hameok6 - 14/12/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
5. K6 SG 12.2008 - k8nvt 's Public Gallery - 3/3/2009 – Picasa Web Albums

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2008

Cuộc sống và tách cà phê



Gửi các ACE "Cà phê Đôi khi" 3 mẩu chuyện sưu tầm trên mạng (đã được k8tsq giới thiệu).

cà phê - café - coffee

Cà rốt, trứng hay ... cà phê?

Nhân dịp ghé thăm nhà, 1 cô gái trẻ than phiền với cha về cuộc sống. Đối với cô, cuộc sống là 1 chuỗi bất tận của những vấn đề, vừa giải quyết xong cái này thì cái khác đã nảy sinh, khiến cô cảm thấy mệt mỏi.

Cha cô, 1 đầu bếp danh tiếng, âu yếm nhìn con gái và mỉm cười. Ông lẳng lặng đặt lên bếp lò 3 chiếc xoong, đổ nước vào và bật lửa cho bếp cháy thật lớn. Khi nước sôi sùng sục trong nồi, người cha lần lượt thả vài củ cà rốt sống vào chiếc xoong thứ nhất, cho 1 quả trứng sống vào chiếc xoong thứ hai, và 1 gói bột cà fê vào chiếc xoong còn lại. Đậy nắp lại, người cha bình thản đứng chờ. Không hiểu cha mình muốn nói gì, cô gái tỏ ra sốt ruột. Người cha xoa nhẹ mái tóc con gái vỗ về, khuyên con kiên nhẫn.

Đun sôi chừng 20 phút, người cha tắt lửa. Ông gắp cà rốt, múc trứng ra khỏi nồi để vào 2 chiếc tô và rót cà fê ra 1 chiếc ly.
Quay lại phía con gái, người cha bảo: "Con thử xem các thứ nấu ra sao?".
Cô gái bấm tay vào cà rốt. Chúng mềm nhũn. Quả trứng luộc chín cứng ngắc và tách cà fê bốc mùi thơm ngào ngạt.

"Con thấy đấy - người cha giảng giải - Cũng bị đun sôi lên như nhau, nhưng mỗi thứ phản ứng theo cách khác nhau.
Cà rốt tưởng là cứng nhưng khi gặp nước sôi lại mềm nhũn.
Quả trứng bình thường mong manh dễ vỡ sau khi qua nước sôi lại đâm ra cứng, phải đập mới bể.
Cà fê hoà tan vào nước sôi và biến đổi nước thành thức uống thơm tho.
Vậy con định chọn cách nào để đương đầu với cuộc sống khắt nghiệt như nồi nước sôi nóng bỏng kia?


Con có thích là cà rốt để cho đau khổ làm tê liệt sức mạnh của con và biến con thành kẻ yếu đuối?
Liệu con có thích mình như là quả trứng mong manh kia bị cái chết, những cuộc chia ly tan vỡ làm cho trái tim hoá đá?


Cha thích mình là thứ cà fê kia, quyện mình vào những bão tố của cuộc đời. Con thấy đó, nước càng sôi, cà fê càng thơm. Trong đời cũng vậy, càng nhiều gian nan mới thành người".


http://www.thongtinonline.net/info/news/21/716/Ca_rot,_trung_hay_._Cafe.ttol

Đọc bản tiếng Anh: http://www.rogerdarlington.me.uk/stories.html#Story19


Bài học bên tách cà phê

Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc...

Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…

Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.

Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.

Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.

Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.

Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…
”.

Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.

Theo DTO/Rogerknapp

 

http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=629&news_id=5100

Đọc bản tiếng Anh: http://www.amazingposts.com/2007/08/life-as-coffee.html



Cuộc sống và tách cà phê

Nếu có quá nhiều điều trong cuộc sống của bạn cần được giải quyết thì dường như 24 giờ một ngày là không đủ. Khi đó, bạn hãy nhớ tới bài học dưới đây.

Trong một buổi triết học, vị giáo sư đứng trước lớp và đặt một vài thứ linh tinh trước mặt ông.

Khi lớp học bắt đầu, giáo sư lẳng lặng cầm một lọ dùng để đựng nước xốt ma-don-ne*rất to và trống rỗng không có thứ gì trong ấy cả, rồi nhặt vài quả bóng đánh gôn bỏ vào đấy. Sau đó ông hỏi các sinh viên thấy cái lọ đã đầy chưa. Tất cả đều đồng thanh trả lời rằng nó đã đầy rồi.

Vì thế, vị giáo sư lại cầm lấy một hộp đựng sỏi bên trong và từ từ đổ tiếp vào lọ. Ông khẽ lắc nhẹ chiếc lọ để các hòn sỏi rơi xuống những khoảng trống giữa các trái banh gôn. Rồi ông lại hỏi các sinh viên một lần nữa xem chiếc lọ đã đầy chưa. Những sinh viên lại xác nhận lọ đã đầy rồi.

Giáo sư tiếp tục cầm lấy hộp đựng cát và đổ chúng vào chiếc lọ. Dĩ nhiên, lần này những hạt cát nhỏ len lỏi vào những không gian trống còn lại trong chiếc lọ và nằm yên tại đó. Ông lại hỏi các sinh viên xem lần này chiếc lọ đầy chưa. Tất cả đều nhất trí trả lời: “Thưa thầy đầy rồi ạ!”.

Cuối cùng, vị giáo sư lấy ra từ dưới hộc bàn hai tách cà phê và đổ hết chúng vào chiếc lọ. Lúc này, cà phê chảy đều ra và lấp đầy những khe hỡ li ti, cực kỳ nhỏ giữa các hạt cát. Không đợi giáo sư hỏi, các sinh viên đều bật cười.

Khi tràn cười vừa ngớt đi, giáo sư bảo với cả lớp: “Nào, bây giờ thầy muốn các em biết rằng chiếc lọ này chính là cuộc sống của chúng ta.

Những quả banh gôn là những thứ quan trọng như là gia đình, con cái, sức khỏe... Đó là những thứ mà nếu các thứ khác mất đi thì chúng vẫn được giữ lại. Lúc đó, các em thấy cuộc sống vẫn được tràn đầy và trọn vẹn.

Các hòn sỏi là những thứ phụ trợ khác như công việc, nhà cửa, phương tiện đi lại

Còn cát chính là những thứ khác nhỏ hơn nữa”.

Giáo sư giải thích thêm: “Nếu đầu tiên các em đặt cát vào chiếc lọ, sẽ không có chỗ cho những hòn sỏi và banh gôn. Tương tự như trong cuộc sống vậy. Một khi các em chỉ chăm chăm tốn thời gian và công sức vào những việc nhỏ nhặt, thì các em sẽ không bao giờ có đủ thời gian cũng như sức lực của mình dành cho những điều thực sự quan trọng.
Hãy chú ý đến những vấn đề then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của mình.
Hãy dành thời gian vui đùa với anh chị em, họp mặt, quây quần bên bữa cơm gia đình.
Chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và người thân.
Sẽ luôn có đủ thời gian cho các em dọn dẹp và chăm chút cho nhà cửa.
Phải quan tâm đến ‘những quả banh gôn’ trước, vì chúng mới là những điều quan trọng. Lên kế hoạch cho những ưu tiên của mình, để sau cùng mới đến ‘những hạt cát’”.


Giáo sư vừa dứt tiếng thì một sinh viên giơ tay phát biểu và hỏi: “Thưa thầy, vậy cà phê thì tượng trưng cho thứ gì ạ?”.

Giáo sư mỉm cười và nói: “Thầy mừng vì em đã hỏi điều này. Nó chỉ ra cho em thấy rằng dù cuộc sống dường như đầy đặn thế nào đi chăng nữa thì vẫn luôn cần có chỗ dành cho một tách cà phê cùng với bạn bè. Nó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm trọn vẹn, thi vị và ý nghĩa”.


H@rry (Dịch) -
Theo MựcTím

  

* mayonnaise= nước xốt mayonne (Mai-ô-ne) (làm bằng lòng đỏ trứng và dầu)


 


http://www.muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Bi-mat-cuoc-song/2007/12-3/16192/

 

Đọc bản tiếng Anh: https://home.comcast.net/~singingman7/Coffee.htm






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Giao ban T12

Start:     Dec 7, '08 08:00a
Location:     Café "Đôi khi": 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - Tp.HCM
Mời các bạn Trỗi và những người có liên quan tới dự buổi cafe giao ban tổ chức vào sáng chủ nhật đầu tiên của các tháng:
Thời gian: từ (sau) 08g sáng chủ nhật ngày 07/12/2008.
Địa điểm: Café "Đôi khi" số 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - HCMC.
Nội dung: tùy ý bạn.
Tài chính: mạnh ai nấy kêu, kêu gì trả nấy.

Trung Liêm, ĐT.0989787868.

Xem:

1. Giao ban T12 - Hà Chí Quang , 5/12/2008 tại "Blog Bạn Trỗi".

Xem thêm:
1. Tin thời sự - cafe giao ban - Hà Chí Quang K4 (Về phiên khai mạc cafe giao ban 02/03/2008).


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2008

Chuyện bồ bồ - Khắc Việt






Chuyện bồ bồ

Khắc Việt


Hôm ở Thái Nguyên sau khi viếng mộ Thảo về, mấy anh em chui vào quán nhỏ bên hồ Núi Cốc uống rượu tán phét. Nhớ chuyện xưa Bằng Hà Kể:

Chọi gà - Tranh dân gian của Henry Oger
Hồi Quế Lâm thế nào mà mình “Bồ Ta”, Bảo Sơn “Bồ Tây”. Một lần hai bồ hội quân ở sân vận đông Y Trung để choảng nhau. Đông lắm, ngồi dàn 2 bên như Lương Sơn Bạc ấy. Cứ từng cặp một ra quần nhau ở khoảng trống ngăn cách giữa đôi bên. Hết Quốc “biêu”_Triều ” Ngồng”, Hà “khỉ”_Vũ Quang …Đến lượt K7 ,chả biết ông nào hô Bằng Hà_Bảo Sơn lên choảng nhau. Thế có chết không, mình với thằng Bảo Sơn thân nhau từ bé, cả mấy ông bố cũng thân nhau ( Quân khu Việt Bắc mà), giờ các ông anh bảo choảng nhau với nó thật khó sử . Không biết phía bên kia Bao Sơn nó nghĩ gì? Bí qua tôi liều nói: ” Tôi chả có việc gì phải đánh nhau với Bảo Sơn cả “. Tất cả im lặng . . .

Thật là một tình huống chớ trêu, nhớ lũ choai choai K7 chúng tôi trước đó nhiều đưa thân nhau lắm, vậy mà đùng một cái”mỗi thằng mỗi ngả”, thằng Tây, thằng Ta. Chẳng biết mấy ông tham gia cái trò Tây, Ta còn nhớ gì không, chứ tôi thì vẫn nhớ.


Tôi tham gia Bồ Ta ngày x/x/1967 tại Y Trung, Quế Lâm, Trung Quốc. Người giác ngộ tôi là ông anh TS K4, còn giác ngộ ông anh TS tôi không biết là ai. Các bác thấy có giống tổ chức thanh niên của cụ Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu không? Nhóm Bồ ta K7 chúng tôi có 6 thằng Quảng, Kỳ, Thắng, Lam Sơn, Chí Hùng và tôi, chúng tôi vẫn gọi là nhóm “Lục Nhân” cho ra vẻ hảo hán giang hồ một tí (may ra mấy thằng theo Bồ Tây nó sợ). Bây giờ các bác có thể gọi là chi bộ cũng được, Bí thư lúc bấy giờ là Phùng Thế Quảng (không biết khi lên Tướng có khai vào lý lịch không?). Hàng ngày, sau giờ học chúng tôi ra đồi thông (chỗ có cái xưởng thủ công mỹ nghệ, làm đũa rất đẹp) tập võ. Trên cử “thầy” xuống dạy, tôi nhớ có mấy ông K5 Sơn, Trung (không biết có phải Nhất trung không), Lê Bình, Hà “khỉ’. Tập xong ghé vào xưởng “ cả thầy lẫn trò” thấy cái gì hay thì “mượn” của người ta về làm của mình…Việc rèn luyện võ nghệ cũng để chờ ngày hội quân tỉ thí như Bằng Hà vừa kể đấy. Đúng là tối hôm ấy, Bồ Tây, Bồ Ta ông nào cũng mũ bông xụp mặt, khẩu trang kín mít chỉ còn có đôi mắt, lưng ông dao, ông búa như lục lâm thảo khấu.

Chuyện Bằng Hà kể rất đúng, nhưng lạ là hồi ấy không ai biết nó tham gia cái vụ bồ bồ này. Nghĩ kỹ lại thì cũng chẳng lạ vì mấy thủ lĩnh cái vụ Bồ Bồ này tổ chức hoạt động theo kiểu Xứ ủy các miền như các cụ ngày xưa. Tức là cũng cho người xuống các khóa dưới vận động, lôi kéo, cũng tổ chức huấn luyện võ nghệ để chuẩn bị cho khởi nghĩa như Nam Kỳ, Ba Tơ, Bắc Sơn ngày trước. Chỉ thiếu có nghị quyết và hình ảnh lãnh tụ thôi, cỡ tôi (hình như là phó bí thư chi bộ thì phải, cũng chưa biết chính xác ông nào là lãnh tụ Bồ Ta). Có khi Bằng Hà lại ở cái bộ phận hoạt động bán công khai cũng nên?

May cái tối ấy chỉ từng cặp choảng nhau, chứ mà choảng theo kiểu “Tạp phí lù” Chắc phải có vài Lưu Dũng nữa. Lại chả mấy ông ngày thân nhau, đêm choảng nhau mà không biết. Đúng là cái thời vừa dại vừa khôn.

Đăng lại bài viết của Khắc Việt (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 04 tháng mười hai năm 2008.
 





1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Thăm bạn Trỗi ở Đức - Thanh Hùng

Thăm bạn Trỗi ở Đức

Thanh Hùng k6

 
Anh Kiến Quốc ơi, em Thanh Hùng K6 sang Đức công tác, anh cho em địa chỉ các anh em mình ở Leipzig và BerLin với, có ngay. Thế là, chưa đầy 2 phút, ông anh đầy nhiệt tình và trách nhiệm đã “đẩy” vào trong máy điện thoại của tôi đầy đủ thông tin của những người anh em xã sứ. Sau những ngày Hội thảo tại Chemnitz chúng tôi được đi tham quan tại Leipzig, trong Chương trình bạn sẽ cho ăn một nhà hàng gần ga, cho tiện việc thăm quan mua sắm. Nhưng tôi “bầy mưu” để có thời gian gặp Ban Trỗi: “Này từ hôm sáng đây, ăn toàn đồ Tây, tao thấy anh chị em trong đoàn “oải” lắm rồi. Thôi trưa nay cho đoàn vào khu chợ Việt tại Lepzig để ăn bát phở cho “ấm lòng”. Bạn đồng ý ngay, lại tính tiết kiệm được kính phí, ăn nhà hàng tốn hơn 10 ERO còn ở Đồng Xuân Mác bát phở chỉ 5 ERO (khoảng 110.000 VND). Thế là điện ngay cho anh Quang Xèng bố trí nhà hàng “xin” trong chợ. Khi cả đoàn đang xì xụp với bát phở to gấp 3 lần bát phở ở nhà thì anh Quang Xèng xuất hiện. Hồi ở trong trường, tôi ở lớp dưới, nhìn các đàn anh “sợ bỏ mẹ” chứ làm sao mà quen được. Nhưng lúc này, ánh mắt, tình cảm hơn cả anh em ruột lâu ngày mới gặp. Rượu, bia được gọi ra anh lại phôn thêm cả Tôn Gia Quý, Võ Hùng (ở 16A Lý Nam Đế cùng khu với tôi) cả thằng em K9 của anh Kiến Quốc nữa, chuyện nổ như “pháo Tết”. Nặng tình, không rứt ra được, tôi bỏ cả đoàn và cuộc làm việc buổi chiều, uống thêm chai rượu nữa khi trời đã chạng vạng, anh em mới chia tay nhau.

Rượu vào, anh Quang Xèng liều như hồi anh em còn ở trên trường, vẫn lái xe đưa thằng em ra ga để nhập đoàn công tác. Chia tay anh, cảm động trước tình cảm của anh em Lepzig giành cho, tôi hứa: “Anh về phép, phôn cho em, am sẽ đưa anh đi từ “A tới Z” ngon lành”. Hứa xong, tỉnh rượu mới thấy hoảng, vì từ xưa tới nay, tôi mới đi từ A tới B, C, D thôi chứ chưa tới Z lần nào. Thôi ông anh về phải cố vậy.

Gặp Quân Chính tại nhà
Kết thúc chuyến công tác, tôi ở lại thêm mấy ngày để đi Berlin gặp mấy thằng bạn cùng khóa 6. Trước khi sang đã phôn cho Quân Chính: “A lô, Quân Chính ơi, Hùng Xiểm đây, tao sẽ sang thăm mày và Tấn Cáo”. “Cứ sang đi, tao sẽ đón, nhà tao bán quán lên chuyện ăn ở thì khỏi lo, còn thời gian để đưa mày đi chơi tao sẽ nhờ Chính Còi”. Nghe Quân Chính trả lời vậy, nên tôi càng quyết tâm lên thăm bạn, cho dù ở BerLin tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng “Bạn Trỗi” vẫn quan trọng hơn cả. Lấy ô tô của thằng em tại Dresden tôi đi Berlin sớm, khi cả nhà nó ngủ còn chưa dậy. Khi gần tới nơi, tôi gọi hơn chục cuộc điện thoại chỉ thấy tút dài mà không thấy Quân Chính cầm máy. Thôi đành chuyển phương án 2, vào khu chợ Việt Nam tập hợp các đàn em thân, lập bàn rượu, lại con cá chép to hơn 6 kg om dưa, có cả bún, rau sống, giá.

Bữa cơm của Tấn Cáo tại Đức
Mấy thằng em nghe tôi tâm sự nguyện vọng Bạn Trỗi. Chúng nó nhiệt tình đưa ông anh đi gặp Quân Chính và Tấn Cáo. Còn thằng em Xuân Thắng Trỗi K7 chỉ tham gia bàn nhậu xong còn tranh thủ về thu dọn hàng và đếm tiền hộ “bà già”, sợ bà phật ý lại “ra roi”. Nó cưới “hóm hỉnh” nên tôi biết ngay là ám chỉ vợ nó.

Đến quán ăn nhà Quân chính, nó đang ngồi ăn tối với một đĩa cơm rang và dưa chuột chẻ, trước ngực vẫn đang đeo tạp dề làm bếp, vợ đang chuẩn bị món ăn cho khách chỉ chào với ra ngoài. Tôi thương bạn vô cùng, thằng bạn nghịch ngợm, hóm hỉnh, thông minh ở phố Bát Đàn năm xưa. Nay “ngoan” như thế này sao? Tôi chợt hiểu, và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn, không muốn làm phiền nó thêm, chia tay đổi cho bạn cái mũ để có hơi ấm của nhau.

Gặp Tấn Cáo tại nhà bạn
Gặp Tấn Cáo, tôi tưởng gặp ông già thời kháng chiến chống Pháp. Căn hộ nhỏ, mâm cơm mấy món đơn sơ để trên xe đẩy, lúc nào ăn thì kéo vào, chăn thì đẩy ra cho con nó dọn. Ti vi để ngay đầu giường, trên tưởng treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và cờ Đảng.  Gặp nhau bạn khoe mấy cái huy hiệu thời chống Mỹ, và cả mấy huân, huy chương của “ông già” để cùng nhau tự hào một thời “Bố tao, bố mày”. Ngoài đường, xã hội đang tiến rầm rập, hoạt động náo nhiệt, thì trong này, tại nhà Tấn Cao, có cảm giác bạn kéo tôi về lại thời bao cấp khó khăn, gian khổ. ôm bạn, chụp kiểu ảnh kỷ niệm. Bạn nghèo, lôi ra được mấy bình đựng rượu I-nốc, để gửi về tặng Thắng Híp, Thanh Sơn, thế là quý rồi.

Kể thêm với “Bạn Trỗi” những chuyện về môi trường tôi thu nạp được ở Đức, để các bạn có cái đọc.

Đoàn đi máy bay của hàng hàng không Việt Nam, đến Frankpurt Am Mai thì nối chuyến đi Dresden. Phía bạn đã cử người đón tận sân bay và đi thêm 80km nữa bằng xe buýt thì đến thành phố Chemnitz. Thành phố này thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) nổi tiếng với các sản phẩm xe máy MZ, tủ lạnh, máy công cụ... Nhưng từ khi thống nhất, các mặt hàng này không cạnh tranh nổi với các công ty của Tây Đức nên đã phá sản, chỉ còn sản phẩm bày trong bảo tàng để chứng minh cho khách tham quan thời hoàng kim của Đông Đức cũ. Thời đó công nghiệp phát triển nhanh thu hút lực lượng lao động ở các huyện xung quanh, khởi đầu là công nghiệp dệt, rồi chế tạo máy công cụ, ô tô, máy kéo trở thành 1 trong 5 thành phố mạnh của Liên bang. Người dân ở đây vẫn rất tự hào là nơI sản xuất đầu tàu hoả đầu tiwn của thế giới, nhưng lúc đó là đề cho ngựa kéo. Thành phố Chemnitz, Leipzig, Dresden là 3 thành phố lớn cổ kính có bề dày lịch sử hợp lại thành Bang Sachsen có dân số 4,2 triệu, diện tích 251.000km2. bang có sân bay quốc tế Dresden , Leipzig, Hale. Công nghiệp Bang Sachsen tập trung vào công nghệ cao như vi điện tử, kỹ thuật thông tin, công nghệ, vật liệu mới, ô tô, đường sắt. Bang Sachsen đang hợp tác với Việt Nam trong ngành Dệt và Ô tô. Xe buýt đưa chúng tôi đi qua trung tâm thành phố, tượng Các Mác uy nghiêm vẫn còn đó (thời Đông Đức đây là thành phố Các-Mác star). Chuyện ngoài lề chưa được thẩm định, nghe nói lúc sáp nhập chính quyền thành phố đã định phá bỏ tượng Các Mác, người Nhật đánh tiếng mua lại với giá 2 triệu đô, họ “giật mình” để lại. Ngày nay, đây là điểm du lịch thu hút khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm, số tiền thu được đã gấp nhiều lần nếu bán đi. Thật tiếc cho những thành phố đã phá bỏ những dấu ấn của lịch sử. “câu chuyện” của thời gian “nấc thang” để chúng ta tiến lên. Lan man nghĩ chuyện ông Mác, bỗng giật mình khi bạn phát cho chương trình làm việc dầy đặc gồm hội thảo, tham quan.


Đập cũ, thay mới

Bạn xếp cho đoàn ở khách sạn 4 sao Residen 2 Hotel, chắc không có bể bơi nên bị trừ đi một sao. Biển quảng cáo trước cửa khách sạn để “hút” khách là: “Với chỉ 50 Euro ngày đêm, bạn đã có một bữa sáng miễn phí và tiện nghi sinh hoạt đầy đủ”. Với thu nhập của dân Đức thì bình thường, còn ta sang quá. Nếu là kinh phí phía Việt Nam bỏ ra chắc sẽ dồn mấy người ở chung cho tiết kiệm. Đằng này, bạn chi kinh phí, ăn ở nên mỗi người được ở một phòng rộng thênh thang, ăn sáng chỉ hợp với ít người thích ăn bánh mỳ đen với bơ, còn lại đa số đã thấy nhớ “phở”. Mới lướt qua được mấy phố chính đã thấy chung cư cao tầng đá rửa thời Xô viết đang bị đập đi, thay vào là các chung cư xây thấp rộng rãi, tiện nghi hiện đại hơn. Mấy cái chung cư cao cấp ở ta so với những nhà đang bị phá thì còn thua kém xa. Bang Sachsen có lịch sử phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng và chế tạo máy công cụ nổi tiếng. Thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) cũng vậy, là nơi đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam học tập và trưởng thành. Nhớ lại thời DDR họ đã lấy xuất khẩu ngành công nghiệp máy cái (50% máy cái của thế giới đều do người đức cung cấp) để bù lỗ cho nông nghiệp. Ví dụ như, sản phẩm trứng gà, Nhà nước thu mua của nông dân giá cao hơn quả trứng gà được bán ra tại các siêu thị. Cũng được đối xử như vậy, với các sản phẩm thịt gà, bò, lợn và rau hoa quả: táo, lê, nho, mận... Vậy mà nay, ngay tại TP. Chemnitz, nhà ở thời DDR đang bị bỏ hoang và phá dỡ, các nhà máy cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng thay thế cho các loại xe ô tô, máy công, nông cụ đang bị bỏ hoang. Nhà máy ô tô Tra Ban nổi tiếng, người dân Đông Đức phải đăng ký xếp hàng tới gần 20 năm mới mua được đã phải bán lại thương hiệu cho Italy. Cơ chế thị trường chạy đúng theo quy luật của nó, không bù lỗ, nâng đỡ cho ai cả, đào thải luôn song hành để phát triển.


Môi trường thanh bình, con người nhân hậu

Hôm nay, Bang Sachsen vẫn đẹp như thế, bà Thị trưởng thành phố Chemnitz đã hẹn tiếp thế mà đến cuối ngày bận đi giải quyết khiếu nại của dân về giao thông, đã uỷ quyền lại cho cấp phó. Với giọng tự hào, sang sảng ông cho biết hiện thành phố đang cho nghiên cứu chế tạo thử loại ô tô chỉ tốn 1 lít xăng cho 250 km đường. Xây dựng phải tính được hiệu ứng nhà kính thế nào để mùa hè chạy máy làm mát, mùa đông chạy nước nóng sưởi ấm. Chỉ tiêu thiết kế phải thực sự tiết kiệm năng lượng. Tóm lại, thành phố Chemnitz lấy chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế là điểm sáng trong phát triển đô thị không ô nhiễm. Nhà làm việc của Uỷ ban Nhân dân ở ngay trung tâm, được xây dựng từ năm 1910, trải qua chiến tranh thế giới lần 2 không bị bom Mỹ tàn phá. Nhà xây dựng cổ kính có gác chuông cao, lên đó có thể nhìn được hết xung quanh thành phố. Người gác chuông đã giới thiệu vơí đoàn lịch sử ngôi nhà và nhiệm vụ của ông (ông là thành viên của Hiệp hội những người gác chuông Thế giới) là hàng ngày đúng 19 giờ lên điểm cao nhất của gác chuông với bộ quần áo như kỵ sĩ thời la mã, thổi kèn đồng vang bốn phương với nội dung đại ý là: Thông báo cho bà con thu vén công việc, có của nả thì cất giữ cẩn thận, lên đèn chuẩn bị bữa tối với sâmpanh và rượu nho, bánh mỳ đen và pho mát, vợ chống nói những câu yêu thương, con cái chăm chỉ học hành... Với giọng vang ấm không có tăng âm và micro mà dân thành phố đâu cũng nghe được ông nói. ý nghĩa của việc ông làm cụ thể tới từng gia đình, tạo nên một xã hội năng động phát triển, giàu có của cải vật chất và đặc biệt là bền vững, môi trường và xã hội. Mọi điều chúng tôi được nhìn thấy đều toát lên một ý là: người Đức đã nhìn một tầm rất xa cho nhiều thế hệ mai sau. Chắc chắn các bậc tiền bối xây dựng nên các đạo luật, những công trình văn hóa xã hội cũng như những người thừa hưởng chúng, duy tu, bảo dưỡng chúng hẳn phải có những ý tưởng về đạo đức môi trường và xã hội. Cái mà chúng ta tuyên truyền nhiều nhưng hiểu vẫn còn lơ mơ lắm. Ta hiện đang chú trọng “đầu vào” – cấp nước chứ chưa chú trọng “đầu ra”. Ngược lại, khi kiểm tra thiết kế xây dựng người Đức chú trọng tới xử lý nước thải nguồn ra của ngôi nhà. Dù đi giữa đô thị hay ở nông thôn, tính haì hoà giữa tự nhiên và con người vẫn được bảo đảm cân bằng hợp lý. Có thể nhận thấy những cánh rừng xen kẽ giữa các khu dân cư, ngay trong thành phố, những đồng cỏ mênh mông, những dòng suối chảy róc rách, những khóm hoa dại bên đường, những đoàn súc vật nhởn nhơ trong vùng được kiểm soát, những đàn chim cứ sà vào con người để vòi ăn mà không sợ bị xua đuổi; những bãi đỗ xe, những công trình thu gom và xử lý chất thải, những dãy dài các máy phát điện chạy bằng sức gió, những mái nhà lắp các mảng pin mặt trời... Tất cả những cảnh vật đó làm chúng tôi càng liên tưởng tới một đạo đức về môi trường và xã hội được biểu hiện thành những gì rất cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với chúng ta. Đọc tài liệu “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển bền vững” nhưng khác nhau ở chỗ họ là hiện thực, còn ta mới chỉ trên lý thuyết.


Nghiên cứu những đề tài xã hội cần

Xe ô tô đưa chúng tôi tới thăm Viện Nghiên cứu Dệt may (STFLC – Vanderchem) bỗng phanh gấp, cả đoàn giật mình khi thấy lái xe mở cửa lao nhanh phía trước. Hoá ra một cụ già bị ngã trên vỉa hè, ông giúp cụ đứng dậy và đưa xe vào nơi an toàn. Phiên dịch của đoàn giải thích, ở Đức nếu gặp người bị nạn mà không giúp đỡ và báo cảnh sát, bị phát hiện sẽ bị truy tố trước toà, phạt rất nặng. ông còn kể, báo Đức mới đăng tin Bộ Trưởng kinh tế đang trên đường đi làm, xe máy đi trước không chịu nhường đường, ông ta đã dùng gậy của cảnh sát để ép xe máy, bị toà truy tố về tội lạm dụng quyền lực, phạt tiền 50.000 Euro và mấy ngày lao động công ích. Thật đúng là luật pháp vì dân và do dân. Tại Viện Nghiên cứu Dệt may, họ nghiên cứu nhiều chủng loại vải dùng trong kỹ thuật, vải dùng trong công nghiệp, vải tái chế... đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất cả những những loại vải để làm bao đựng cát đối phó với bất thường của thời tiết, vải phục vụ cho công nghệ lọc nước ở các ao hồ, nước thải sinh hoạt gia đình tạo cho các loại cây mọc được ở trên vải. Vải làm bền vững các ta-luy dốc để tránh trơn trượt, lở đất xuống đường, làm bền vững hệ thống đê chắn nước... Họ còn chiếu cả video những dự án đã được áp dụng. Hay ở chỗ nguyên liệu để dệt các loại vải trên lấy từ thảm lót ô tô được băm nhỏ tạo sợi, hay được làm từ bèo, đay, cỏ dại phơI khô, kéo sợi. Toàn những sản phẩm Việt Nam đang cần mà mình chưa làm được. Ví như loại vải đắp ta-luy chống trơn trượt này thì thị trường cần lắm, nhu cầu rất lớn, Viện Dệt may của Việt Nam chỉ cần học lại của người Đức thì đã giàu to.

Những chính sách của bang Sachsen mà chúng tôi tìm hiểu được thì những hoạt động nào được thấy trước là tổn hại đến môi trường và phát triển bền vững đều bị xem xét, thay đổi hay ngăn cấm. Những hoạt động nào dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trường và tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên hữu hạn (nước, than, dầu...) đều được khuyến khích dù chỉ mới ở quy mô nghiên cứu. Ví dụ khai thác than nâu ở vùng Lepzig trước đây là ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế thì bây giờ đã hoàn toàn bị chấm dứt. Một số thiết bị trước đây dùng để khai thác lộ thiên giờ đây được giữ nguyên trạng để làm bảo tàng nhắc nhở một thời. Các công nghệ khai thác hiện đại hầm lò hiệu quả hơn, bảo vệ môi trường đã và đang được áp dụng, đi trên mặt đất là đồng cỏ mênh mông và thanh bình cho điện gió và bò sữa phát triển. Nhà máy nhiệt điện chạy than tại Chemnitz đã được cải tạo hoàn toàn theo hướng sử dụng hiệu quả than và bảo vệ môi trường. Nhà máy nằm ngay khu vực trung tâm nhưng hầu như không có bụi, ống khói toả ngùn ngụt hơi nước (sử dụng công nghệ làm mát bằng tháp). Gần Lepzig, công ty Wateral của Thuỵ Điển đã xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện chạy than hiện đại bậc nhất thế giới. Không nhìn thấy ống khói, chỉ nhìn thấy 2 tháp làm mát, tua bin toả hơi nước. Các tiêu chuẩn phát thải ở nhà máy cực kỳ nghiêm ngặt, nhưng điều quan trọng là hiệu suất sử dụng than và nước ở đây thuộc loại “siêu”.

Vùng Freiberg từng là trung tâm khai khoáng và chế biến khoáng sản đã để lại sự ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là kim loại nặng và hữu cơ cho môi trường đất, nước và không khí. Sau khi thống nhất nước Đức, ngay tại khu vực ô nhiễm này đã hình thành một trung tâm nghiên cứu về các công nghệ xử lý môi trường được áp dụng để xử lý môi trường ở đây. Đó là các công nghệ xử lý nước thải tập trung và nước thải sinh hoạt được phân tán trong các khu chung cư, các công nghệ phân tích kim loại nặng... để từ đây có thể được áp dụng cho nhiều vùng khác. Các nhà khoa học trẻ ở đây đã được sử dụng thay thế cho hơn 1.000 cán bộ khoa học thời DDR ít khả năng đảm đương các nhiệm vụ khó khăn và cụ thể này. Công nghệ “lưu giữ nhiệt nóng và lạnh” đã trở thành niềm tự hào của khu công nghiệp thành phố Chem nitz . bằng phương pháp chuyển nhiệt năng thừa và gây ô nhiễm môi trường từ các nguồn nhiệt công nghiệp và gia dụng, các nhà khoa học Đức và Công ty dịch vụ đô thị Chemnitz đã chuyển thành “nhiệt lạnh” được lưu giữ tại các kho lạnh, từ đó họ cung cấp cho tất cả các hộ tiêu dùng theo yêu cầu (thay cho máy điều hoà không khí). Bằng công trình này, rất nhiều năng lượng thừa đã trở thành hữu ích, giảm đi nhiều sự phát thải khí nhà kính và giảm tiêu hao tài nguyên không tái tạo, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế đáng kể. Thực sự đây là một công trình thể hiện đúng tính cách của người Đức là “tiết kiệm”.

Chúng tôi đã được đến thăm một khu xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt tại Sacson. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất, và cũng là điều tôi chưa tưng thấy ở nơi khác (mặc dù đã có dịp đi tham nhiều bãi rác tại một số nước tiên tiến) là từ năm 2005 trở đi, trước khi chôn lấp cuối cùng, rác (sau khi phân loại rất tốt) phải được ủ bằng các công nghệ vi sinh (có kiểm soát) cho đến khi không còn khả năng phát thải metan và CO2 thì mới được đem chôn trong bãi thải (security landfilling). Hỏi tại sao thì người giới thiệu nói là để giảm phát thải khí nhà kính (!). Không biết đây là sự lãng phí hay là một sự tuân thủ công ước biến đổi khí hậu một cách đáng khâm phục.

Cũng tại đây, cũng được biết là các phế liệu được lấy ra từ quá trình phân loại rác như giấy, plastics, lim loại... đều được tái chế ở các cơ sở công nghiệp khác. Nhưng các công ty xử lý rác phải trả tiền cho các cơ sở công nghiệp nếu được họ sử dụng các vật liệu tái chế này. Như vậy có thể thấy người xả ra rác (kể cả khi rác chứa vật liệu tái chế được) sẽ phải trả chi phí cho sự sử dụng lại các vật liệu tái chế, và người sử dụng lại các vật liệu tái chế sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế. Quả thực đây là một đòn bảy kinh tế 2 chiều: Khuyến khích giảm phát thải đối với chủ thải, và khuyến khích sử dụng lại chất thải đối với các cơ sở công nghiệp. Vai trò của các công ty quản lý rác thải ở đây chỉ là trung gian, nhưng vai trò của chính sách nhà nước là quyết định. Một công cụ chính sách như một mũi tên bắn trúng hai muc đích. Không hiểu chúng ta có áp dụng được không (?).

Còn nhiều ví dụ nữa về khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, vật liệu phế thải, công nghệ chống xói lở đất bằng vật liệu thân thiện môi trường mà chúng tôi được đi thăm và chứng kiến đã ít nhiều làm cho hầu hết các thành viên trong đoàn phải trầm trồ thán phục, và cứ tự đặt câu hỏi: tại sao mình cũng biết mà không làm được (?).


Luật pháp hướng tới bảo về quyền con người

Bảo vệ quyền con người và phúc lợi xã hôi là 1 trong 3 thành tố của Phát triển bền vững, đã được người Đức thể hiện rất cụ thể. Có lẽ những điều chúng tôi được nhìn thấy hay nghe nói về khía cạnh này còn rất ít so với những người đã từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng cũng cứ xin mạo muội nói ra để chia sẻ với bạn bè.

ít người Việt Nam sang lần đầu khi đi ôtô ở Đức biết rằng họ không được phép lái ô tô quá một khoảng thời gian nhất định quy định bởi pháp luật (hình như là 2 giờ), đặc biệt là đối với xe bus và xe tải. Hèn nào thấy dọc đường có nhiều chỗ dọc đường cao tốc (High way) có nữhng con đường cụt rẽ ngang để các xe có thể đỗ lại và nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian lái xe. Trên xe đều được gắn các thiết bị GPS để định vị tọa độ xe liên tục và các thông tin từ GPS này sẽ được theo dõi bởi chủ xe và các cơ quan quản lý giao thông. Nếu vi phạm quy định về nghỉ ngơi này, lái xe sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là luật giao thông quy định lái xe phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe để đảm bảo an toàn khi lái xe. Luật bảo vệ người lao động không bị chủ xe bóc lột, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng khi tham gia giao thông. Chúng tôi có dịp được ngồi trên xe 4 chỗ trên đường cao tốc, người lái xe chạy với tốc độ trên 160km/h, được hỏi giới hạn cho phép là bao nhiêu, anh ta trả lời xe chạy không giới hạn nếu không có biển báo. Tôi hỏi làm thế nào để kiểm soát an toàn giao thông, anh ta trả lời: đường tốt (tức là có thể chạy nhanh), lái xe hiểu biết về luật giao thông. Nhân nói về vấn đề luật và tuân thủ luật, người Đức cực kỳ tuân thủ luật pháp. Và luật pháp hướng về phía bảo vệ quyền con người. Khi một cơ quan hay một công ty, cá nhân nào đó nào đó thực hiện một công việc sửa chữa các công trình công cộng (đường xá, điện nước...) mà gây tổn hại đến bất cứ một người khác nào đó (thí dụ do sửa đường làm bị thương người đi đường), sẽ ra hầu toàn và phải chịu hoàn toàn phí tổn để khắc phục hậu quả hay chữa bệnh. Ngẫm lại thấy ở nước mình vô tình quá (lỗ cống mất nắp, đào đường…), dân chả biết kêu ai (?).


Làm cho chính phủ và người làm ngoài

Các công dân có quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc là cán bộ nhà nước, hoặc là nhân viên làm thuê cho một công ty hay tự mình mở công ty tùy theo yêu cầu của công việc và năng lực của cá nhân. Người làm cho nhà nước phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra sát hạch và phải học rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu của một công chức, và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những công việc được giao, tuy nhiên được nhiều quyền lợi hơn rất nhiều so với người làm thuê cho công ty. ở Đức số người làm cho các cơ quan nhà nước không nhiều, nhưng được phân công trách nhiệm rất rõ ràng và cụ thể. Hình như (theo người phiên dịch kể) có vẻ như người làm công ty không được cảm thấy công bằng lắm. Ngẫm lại về tình hình các công chức của Việt Nam bỏ việc ra các công ty bên ngoài nhà nước làm lại thấy có cái gì đó hơi ngược lại, hay ở mình có cái gì đó chưa ổn về phương diện tuyển dụng người tài đây. Nước Đức có một hệ thống giáo dục cực kỳ linh hoạt về sự lựa chọn nhưng rất hoàn thiện về mục tiêu đào tạo ở từng cấp, từng đối tượng. Người được đào tọa ở từng cấp phải thỏa mãn những điều kiện hay yêu cầu khá khắt khe của cơ quan đào tạo. Nhưng tự học, cũng tương tự như các nước khác, là một phương pháp cũng như là một đòi hỏi rất cao của cơ quan đào tạo với học viên. Khi nước Đức thống nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau, năng lực của những công dân cũ của CHDC Đức không đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế có trình độ tổ chức cao, trình độ quản lý cao, và trong một số trường hợp là trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với CHDC Đức, và nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, cũng như là ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)... Chính phủ Đức đã cho phép tổ chức các trung tâm đào taọ cho người lớn tuổi (Adult education), với mục tiêu là từng bước tăng cường năng lực hòa nhập và tham gia và guồng máy kinh tế-xã hội theo kiểu “Tây Đức”. Các tổ chức này cũng hỗ trợ các nước thuộc EU mới và các nước đang phát triển trong các lĩnh vực mà những nước này còn yếu, đặc biệt về kinh tế thị trường, về bảo vệ môi trường, về ngoại ngữ, về kinh tế tiền tệ, về tiết kiệm năng lượng... Các chương trình đào tọa cho người lớn tuổi dựa trên yêu cầu cụ thể của người học, và với phương pháp tiếp cận từ thục tiễn và rất mềm dẻo để người lớn tuổi có thể tiếp thu hiệu quả. Chi phí do những người được đào taọ đóng góp chi trả theo từng modul của khóa học (bao gồm tiền cho giáo viên, cho giao trình, cho phương tiện dạy học, cho ăn uống giữa giờ, và đặc biệt cho việ đi thăm quan thực tiễn. Chuyện môi trường và tiết kiệm năng lượng của bạn, đối với một nhà báo tôi chỉ tiếp được có vậy. Còn các chuyên gia đi cùng đoàn sẽ hiểu và áp dụng được nhiều. Chỉ mong đa số tạo được thay đổi tư duy suy nghĩ trong từng hành động là đã lâu lắm rồi.

Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu của người Đức, làm cho cuộc sống của người Việt tại Đức cũng lao đao. Hàng quần áo bán chậm, quán xá vắng teo. Gia đình em tôi sống ở Đức, lần trước sang nó còn hỏi anh muốn đi nước nào thì em đưa đi, trước khi về còn có bữa liên hoan hoành tráng, mời nhiều bạn bè thân thiết. Còn đợt này đợi mãi không thấy cậu em nói gì, chợt hiểu thời khủng hoảng, hàng hóa ế ẩm thế này nó “lạnh” là phải. Thôi tự túc vậy, được cái may, trước khi về gặp đợt tuyết rơi sớm. Thiên nhiên đã ưu ái thứ mà Việt Nam luôn là “của hiếm”. Tôi mượn xe tự lái, đi tham quan thành phố một ngày thoả thích trước khi về.

Đăng lại bài viết của Thanh Hùng (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ sáu, tháng mười một 28, 2008)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Tranh thầy Lực - HaMeoK6



Tranh thầy Lực



Hôm trước gặp thầy Lực tại buổi 20.11, thầy có mời tới dự khai mạc Triển lãm tranh của thầy. Tôi có nói: Hồi ở Trỗi, em vẽ cũng vào loại “có số có má”. Nhưng sau này lo làm ăn, nên "chất" nghệ thuật nó “bay” đi hết rồi. Nói thực, em xem tranh bây giờ chẳng hiểu gì hết. Nhìn cái nào cũng như cái nào!

Và rồi hôm nay, tôi đến dự triển lãm của Thầy với suy nghĩ: thầy mình thì mình phải ủng hộ, chớ nếu không thì cũng chẳng hơi sức đâu mà đi xem! Song khi tới xem và nghe những lời bình mới thấy rằng không phải như đã nghĩ.

Anh Chủ tịch Hội những người yêu tranh Phạm Lực là một người có khuyết tật đã nói nhờ xem tranh, yêu tranh thầy mà anh nhận thấy mình hòa nhập được vào với cuộc sống bình thường. Một nhà sưu tầm tranh người Úc đã ví thầy là Picasso Việt Nam. Rất nhiều người, già trẻ, gái trai tới xem tranh thầy vì muốn thưởng thức tranh chớ không vì là thầy tôi thì tôi tới (!).

Triển lãm hôm nay có nhiều tranh của thầy đã được AMK3 giới thiệu trong bài Thầy Lực triển lãm Tranh tại TP HCM tại blog K3. Nhưng tôi muốn bổ sung thêm khía cạnh mà tôi ấn tượng. Đó là những bức tranh thầy đã thực hiện vào những năm 1965 – 1968, thời gian ở trường Trỗi. Các bức tranh này được thầy vẽ trên nền từ các tấm bao tải mang đậm hình ảnh cuộc sống thời bấy giờ. Thầy nói đã vẽ rất nhiều, nhưng thời gian quá lâu, điều kiện bảo quản không tốt nên nay cũng không còn bao nhiêu. Các bức tranh này hồi đó thầy vẽ rồi đem cất đi vì “không phù hợp” với thời kỳ Chống Mỹ cứu nước (?). Còn bây giờ là tranh quý. Tôi thấy các bức tranh này đều treo giá 4.000 USD vậy mà sau 30 phút khai mạc đã thấy 3, 4 tấm có người mua!

Có lẽ hôm nay tôi mới phần nào hiểu được thầy và các bức tranh của thầy. Chúng ta có người thầy quá hay! Như a. JM nói: Chúng ta tự hào vì có người thầy như thầy và thầy cũng có quyền tự hào có những học trò như chúng ta.

Khai mạc phòng tranh (từ trái : CT Hội yêu tranh P.Lực - thầy Lực - đại diện trường Trỗi)
Khai mạc phòng tranh (từ trái: CT Hội yêu tranh P.Lực - thầy Lực - đại diện trường Trỗi)
Bức tranh vẻ trên bao tải năm 1965
Bức tranh vẻ trên bao tải năm 1965


Và các tranh khác vẽ năm 1968
Và các tranh khác vẽ năm 1968

Rất nhiều người xem tranh thầy
Rất nhiều người xem tranh thầy


Hoàn Kiếm K8 - 'Manager' của thầy - đã lo lắng tổ chức toàn bộ cho buổi trưng bày
Hoàn Kiếm K8 - "Manager" của thầy - đã lo lắng tổ chức toàn bộ cho buổi trưng bày này
Thầy trò gặp nhau
Thầy trò gặp nhau


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>